GIáO TRìNH QUAN Hệ ĐốI TáC X· HéI
Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng, sẽ thay đổi cơ chế tham vấn gián tiếp giữa Chính phủ với các bên trong quan hệ lao động như trước đây, sang tham vấn trực tiếp trong Hội đồng nhằm chia sẻ thơng tin, tăng cường tính đồng thuận trong việc xây dựng phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng trình Chính phủ.
Những đề xuất thay đổi chính sách tiền lương của Hội đồng này dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế, năng suất lao động, quan hệ cung cầu về lao động, giá cả và chỉ số lạm phát... Nhằm mục đích đảm bảo hài hịa lợi ích của các bên và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế quốc gia.
Việc quy định mức lương tối thiểu vùng là cơ sở để quan hệ đối tác xã hội cấp ngành, cấp địa phương và cấp doanh nghiệp thực hiện. Cụ thể là các quyết định mức tiền lương theo ngành hay cho doanh nghiệp sẽ căn cứ vào quyết định của cấp quốc gia để thương thảo, ký kết thỏa ước theo nguyên tắc không được thấp hơn mức lương tối thiểu quy định ở cấp quốc gia.
Vấn đề điều chỉnh tiền lương và thu nhập là một trong những chính sách của quan hệ đối tác xã hội, được thực hiện thơng qua q trình thương lượng và có sự cân nhắc, xem xét đến lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.
Đối với cơng đồn, vấn đề then chốt - đó là sự gia tăng
thu nhập thực tế của người lao động, sự gia tăng các bảo đảm xã hội, đảm bảo giá trị lao động và chất lượng cuộc sống và sự tham gia của người lao động trong quản lý. Chính vì vậy, địi hỏi tổ chức cơng đồn nắm vững tình hình đời sống, việc làm của người lao động, đặc biệt vấn
đề tiền lương tối thiểu của người lao động làm nền tảng để các cấp quan hệ đối tác tiến hành thương lượng thiết lập mức tiền lương phù hợp cho người lao động.
Đối với Hiệp hội giới sử dụng lao động – đó là sự đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tăng lợi nhuận thông qua sự gia tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Đối với Nhà nước, với tư cách là người đại diện lợi ích quốc gia – đó chính là sự ổn định hịa bình xã hội, đồn
kết xã hội, sự gia tăng thu ngân sách, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Nội dung thỏa thuận ba bên cấp quốc gia trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động bao gồm các vấn đề liên quan đến quyền, trách nhiệm và hình thức tương tác của các bên đối tác trong việc xây dựng mới hoặc sửa đổi chính sách, pháp luật về an tồn, vệ sinh lao động.
9.3. Thỏa thuận địa phương
Thỏa thuận địa phương là văn bản thỏa thuận thiết lập nguyên tắc chung để điều chỉnh quan hệ lao động ở cấp địa phương (tỉnh, thành phố hoặc vùng). Thỏa thuận cấp địa phương được hình thành thơng qua cơ chế tương tác ba bên. Chủ thể của thỏa thuận tập thể địa phương bao gồm đại diện chính quyền địa phương, đại diện cơng đồn địa phương và đại diện tổ chức người sử dụng lao động địa phương. Đối với thỏa thuận cấp địa phương nhằm mục tiêu tăng cường các đảm bảo xã hội cho người lao động làm việc ở địa bàn đó được bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, được hưởng những ưu đãi theo điều kiện cụ thể của khu vực đó.