GIáO TRìNH QUAN Hệ ĐốI TáC XÃ HộI
động, hai bên cần tổ chức gặp nhau theo một định kỳ cố định, có thể hàng năm, hoặc hai năm một lần. Trong các trường hợp khác, thương lượng tập thể có thể có tính liên tục và liên quan đến bộ phận lao động nhỏ hơn.
Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế yêu cầu mỗi nước thành viên, nếu phù hợp, phải thực hiện các biện pháp phù hợp với điều kiện của quốc gia để khuyến khích và tạo điều kiện cho sự phát triển và áp dụng tồn bộ q trình thương lượng tập thể trên cơ sở tự nguyện giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động nhằm xác lập điều kiện lao động.
Pháp luật lao động của Việt Nam thiết lập trình tự thủ tục cho thương lượng tập thể. Trình tự này cũng chỉ quy định những nội dung cơ bản của quá trình thương lượng, vì vậy, khi thương lượng, các bên tham gia cần phải được cụ thể hóa mới có ý nghĩa vận dụng để tiến hành thương lượng ở từng cấp độ. Ví dụ: Số người tham gia thương lượng thì do các bên tự thỏa thuận với nhau, hoặc các bên thống nhất với nhau có thể sử dụng sự hỗ trợ của cá nhân, tổ chức có chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng thương lượng tập thể. Các tổ chức và cá nhân này không được tham gia trực tiếp vào quá trình thương lượng.
Quyền thương lượng tập thể, thay mặt cho các chủ thể của quan hệ đối tác xã hội được trao cho các đại diện tương ứng ở mỗi cấp quan hệ đối tác. Đại diện cụ thể phụ thuộc vào cấp độ thương lượng và cấu trúc của các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động. Chẳng hạn bên người lao động có nhiều tổ chức đại diện tham gia thương lượng thì tổ chức đại diện nhất của người lao động
tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể. Các tổ chức đại diện của người lao động khác có quyền tham gia thương lượng tập thể do tổ chức đại diện nhất tiến hành trên cơ sở tự nguyện, thống nhất của các bên. Trường hợp khơng có tổ chức đại diện nhất theo quy định thì các tổ chức đại diện của người lao động có quyền kết hợp với nhau trên cơ sở tự nguyện để yêu cầu thương lượng... Thực tiễn này hoàn toàn phù hợp với việc đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể quan hệ đối tác xã hội.
Để đảm bảo nghĩa vụ thương lượng thiện chí trong thương lượng tập thể thì phải có những quy định pháp lý chặt chẽ để các bên thực hiện. Khái niệm thương lượng thiện chí được hiểu là sự tin tưởng và coi trọng lẫn nhau giữa các bên làm tăng khả năng đạt được một thỏa thuận thơng qua các bằng chứng, ví dụ bằng chứng sự tự nguyện trao đổi các thông tin quan trọng cho quá trình thảo luận. Việc này đồng thời ngụ ý việc thương lượng với nguyện vọng nhằm tiến tới một thỏa thuận chứ không chỉ nhằm mục đích tuân theo một thủ tục thương lượng bắt buộc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi một bên có yêu cầu thương lượng tập thể, thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối.
Pháp luật Việt Nam quy định các bên đều có quyền yêu cầu khởi xướng thương lượng tập thể để soạn thảo và ký kết thỏa ước lao động tập thể. Bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng (Điều 70, Bộ luật Lao động năm 2019).
Việc thông báo yêu cầu thương lượng được đưa ra sẽ áp đặt nghĩa vụ pháp lý cho mỗi bên. Do vậy, việc quy định thời điểm bắt đầu thương lượng chiếm vị trí rất quan