GIỏO TRỡNH QUAN H ĐốI TáC XÃ HộI
lng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể.
7.1.2. Đặc điểm và vai trò của thương lượng tập thể
a) Đặc điểm của thương lượng tập thể
Với tư cách là một trong những hình thức hoạt động cơ bản của quan hệ đối tác xã hội, là phương tiện để thiết lập sự hài hịa lợi ích của các bên trong quan hệ đối tác xã hội, góp phần phòng ngừa, hạn chế và giải quyết tranh chấp lao động, thương lượng tập thể có những đặc điểm sau:
Một là, thương lượng tập thể thừa nhận địa vị pháp lý và quyền lợi của các bên quan hệ lao động trong thương lượng tập thể là bình đẳng.
Ai cũng biết là lợi ích của hai bên chủ thể quan hệ lao động là khác biệt nhau, địa vị thế mạnh của phía người sử dụng lao động khiến cho họ có được quyền lợi tuyệt đối về mặt quan hệ lao động. Trước khi xuất hiện chế độ thương lượng tập thể, nguyên tắc tự do ký hợp đồng lao động cá nhân giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động là phổ biến. Nhưng hợp đồng lao động cá nhân này do người sử dụng lao động chiếm ưu thế tuyệt đối, việc xác định các điều kiện thuê mướn, trả công lao động (các tiêu chuẩn lao động) về cơ bản là do người sử dụng lao động đơn phương quyết định, người lao động dựa vào sức mạnh cá nhân rất khó cân bằng với người sử dụng lao động. Thương lượng tập thể đã khiến cho mối quan hệ không cân bằng của quan hệ chủ - thợ này có sự thay đổi. Trong thương lượng tập thể, người lao động không những giành được địa vị bình đẳng lợi ích với người sử dụng lao
động trong quy định pháp luật, mà còn xử lý quan hệ trong thực tiễn. Những hợp đồng lao động cá nhân được phép áp dụng những nội dung đạt được của thương lượng tập thể để tiến hành thương lượng ký kết với người sử dụng lao động. Do vậy hợp đồng lao động cá nhân được hưởng cái lợi của sức mạnh tập thể.
Hai là, thương lượng tập thể thể hiện sự tự quản trong điều chỉnh quan hệ lao động.
Hai đối tác xã hội này đối lập nhau về mặt lợi ích nhưng khơng thể tồn tại nếu thiếu nhau. Ở các nước trong nền kinh tế thị trường, pháp luật lao động chủ yếu chỉ có hai hình thức: Một là, trực tiếp đề ra tiêu chuẩn lao động cơ bản (tiêu chuẩn lao động mang tính bắt buộc) quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động, bảo đảm quyền lợi ích của người lao động và thông qua giám sát của nhà nước để thực hiện. Hai là, tạo ra khung hành lang để các bên căn cứ khung hành lang này tiến hành thương lượng nhằm thiết lập tiêu chuẩn lao động như mức tiền lương, tiền thưởng, nghĩa vụ của người lao động... Điều này thuộc về sự tự quản của người sử dụng lao động và người lao động dưới sự chỉ đạo của nhà nước. Tự quản doanh nghiệp là hành vi tổ chức của hai bên chủ thợ. Sự đảm bảo về quyền được liên kết lại thành tổ chức là điều kiện quan trọng để đảm bảo chế độ tự quản doanh nghiệp. Quyền liên kết thành tổ chức đảm bảo vị thế bình đẳng cho các bên của quan hệ lao động để tiến hành thương lượng tập thể nhằm thiết lập các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đạt tới sự tự quản doanh nghiệp.
Chính vì những đặc điểm trên của thương lượng tập thể, nên chúng chiếm vị trí vơ cùng quan trọng trong