84 CHƯƠNG 4 CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ ĐỐI TÁ CX H

Một phần của tài liệu sách quan hệ đối tác xã hội 2019 (Trang 42 - 43)

GIáO TRìNH QUAN Hệ ĐốI TáC XÃ HộI

Đại diện người sử dụng lao động cấp ngành là tổ chức đại diện người sử dụng lao động ngành (Điều 87, Bộ luật Lao động năm 2012).

Vai trò bảo vệ của tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong mối quan hệ đối tác xã hội

Vai trò bảo vệ của tổ chức đại diện người sử dụng lao động được thể hiện trong các quy định của luật lao động được thể hiện ở hai phương diện cơ bản:

Một là: Thực hiện các hoạt động bảo vệ thông qua việc tham gia hoạch định chính sách, pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động của các thành viên là người sử dụng lao động. Đây chính là biện pháp “bảo vệ từ xa”, hay cịn gọi là biện pháp “phịng bị” có tính chiến lược và lâu dài.

Hai là: Thực hiện các hoạt động bảo vệ trực tiếp, trực diện. Các hoạt động này chủ yếu được tiến hành khi có yêu cầu hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động cho là cần thiết hoặc theo quy tắc nội bộ, theo các quy định của pháp luật, đó là chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của nó. Ví dụ như việc bảo vệ người sử dụng lao động thành viên trong một vụ tranh chấp lao động.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức đại diện của người lao động và người sử dụng lao động có nội dung hoạt động bao gồm:

- Tham gia ý kiến đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về lao động;

- Sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách về lĩnh vực lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;

- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý lao động; - Đề xuất các biện pháp giải quyết các cuộc đình cơng liên quan đến nhiều người lao động;

- Tham gia, báo cáo thực hiện các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế;

- Những vấn đề khác theo yêu cầu của Chính phủ và các bên theo quy định của pháp luật.

Ngoài các tổ chức đại diện người sử dụng lao động nêu trên, cịn có một số hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), hiệp hội ngành nghề (Dệt may, Da giày, Thủy sản, Xây dựng...). Cụ thể:

- Hiệp hội Dệt may (VITAS)

VITAS được đánh giá là một hiệp hội năng động trong quan hệ lao động. Hiệp hội có nhiều hoạt động tích cực trong tham gia hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề nóng xảy ra trong quan hệ lao động. Hiệp hội là một trong các tổ chức đầu tiên đại diện của người sử dụng lao động tham gia đàm phán, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành.

- Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV). Hiện có khoảng 1000 doanh nghiệp Nhật Bản29 đã đầu tư ở Việt Nam và đứng đầu về vốn FDI nhưng số lượng các cuộc đình cơng xảy ra ở các doanh nghiệp này không nhiều so với các doanh nghiệp FDI khác. JBAV thành lập năm 1992 đến nay có 604 công ty thành viên. Hiệp hội là đối tác để Chính phủ Việt Nam tham khảo khi

29TheLedear, diễn đàn của các nhà quản trị: https://theleader.vn/khoang- 1000-cong-ty-nhat-ban-se-den-dau-tu-tai-viet-nam-trong-10-nam-toi- 1000-cong-ty-nhat-ban-se-den-dau-tu-tai-viet-nam-trong-10-nam-toi- 1543844555981.htm.

Một phần của tài liệu sách quan hệ đối tác xã hội 2019 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)