GIáO TRìNH QUAN Hệ ĐốI TáC XÃ HộI
kiến thức và kinh nghiệm từ mọi ngóc ngách hành tinh. Tính chất pháp lý của các tiêu chuẩn này cho phép áp dụng chúng một cách trực tiếp trong các hệ thống pháp luật và quản lý ở cấp quốc gia và với tư cách là một bộ phận của tập hợp luật pháp quốc tế, chúng đem lại sự hội nhập lớn hơn của cộng đồng quốc tế.
6.2.3. Tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản
Theo thống kê của ILO, các tiêu chuẩn lao động quốc tế được chia thành các nhóm tiêu chuẩn khác nhau liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong số này có những tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi, làm nền tảng cho việc đảm bảo, thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc tế khác. Ví dụ: Tiêu chuẩn lao động quốc tế “về tự do lập hội
và quyền thương lượng tập thể” (Công ước 98) khi được
phê chuẩn (áp dụng trong bộ luật quốc gia) sẽ tạo ra cơ sở pháp lý cho người lao động và người sử dụng lao động thiết lập các tiêu chuẩn lao động ở cấp độ hoạt động của mình. Điều này có nghĩa rằng, trên cơ sở quy định của tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản này, người lao động có được quyền tham gia tổ chức cơng đồn để tạo ra sức mạnh tập thể nhằm tiến hành thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể một cách bình đẳng với người sử dụng lao động về mức tiền lương, điều kiện lao động, về an toàn, vệ sinh lao động... Những tiêu chuẩn này được gọi là tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản.
Ngày 18/6/1998, Tổ chức Lao động quốc tế thông qua các nguyên tắc và quyền tại nơi làm việc. Tuyên bố Tổ chức Lao động quốc tế khẳng định 4 nhóm tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản gồm:
(i) Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể. (ii) Xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc.
(iii) Xóa bỏ có hiệu quả lao động trẻ em. (iv) Xóa bỏ phân biệt đối xử trong công việc. Những tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản được quy định trong 8 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế:
- Công ước số 87, năm 1948 về quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức.
- Công ước số 98, năm 1949 về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.
- Công ước số 29, năm 1930 về lao động cưỡng bức. - Công ước số 105, năm 1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức.
- Công ước số 138, năm 1973 về tuổi lao động tối thiểu.
- Công ước số 182, năm 1999 về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
- Công ước số 100, năm 1951 về trả cơng bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một cơng việc có giá trị ngang nhau.
- Công ước số 111, năm 1958 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.
Quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế về tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản được thừa nhận và khẳng