220 CHƯƠNG 10 XU HƯỚNG PHÁT TRIỀN QUAN HỆ ĐỐI TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu sách quan hệ đối tác xã hội 2019 (Trang 110 - 111)

GIáO TRìNH QUAN Hệ ĐốI TáC XÃ HộI

các bên, góp phần hình thành quan hệ lao động ổn định, hài hòa, tiến bộ và sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước số 144 “về sự tham khảo ý kiến ba bên nhằm xúc tiến việc thi hành các quy phạm quốc tế về lao động” và Công ước số 98 “về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể” của Tổ chức Lao động quốc tế. Đây là hai trong số các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế về quan hệ đối tác xã hội. Mặt khác, Bộ luật Lao động và Luật Cơng đồn cũng đã có quy định có tính ngun tắc về cơ chế ba bên, cơ chế hai bên. Uỷ ban Quan hệ lao động thành lập năm 2007, Hội đồng tiền lương quốc gia thành lập năm 2013 và Hội đồng thương lượng tập thể đa doanh nghiệp (quy định tại Điều 73 Bộ luật Lao động năm 2019)... Tuy nhiên, đứng trước những mâu thuẫn, tranh chấp lao động ngày càng phức tạp, sự vận hành của các cơ chế này nếu chỉ dựa vào những quy định hiện hành thì chưa đủ. Vì vậy cần tăng cường luật hóa cơ chế tương tác giữa các đối tác xã hội, nhất là cơ chế tương tác ba bên, luật hóa cơ chế ba bên để chúng trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật lao động là điều hết sức cần thiết nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác xã hội phát triển. Trước hết cần thiết nâng cao nhận thức của các bên về quan hệ đối tác xã hội, nâng cao năng lực thực hiện chúng, từng bước giảm dần sự can thiệp của nhà nước vào các cuộc đàm phán ba bên và tăng cường vai trò của các thỏa ước tập thể song phương giữa người sử dụng lao động và cơng đồn; đồng thời, thúc đẩy quan hệ đối tác xã hội ở cấp ngành và cấp địa phương phát triển

phù hợp với cấp quốc gia. Trên cơ sở đó hồn thiện hệ thống quan hệ đối tác xã hội từ cấp trung ương đến cấp doanh nghiệp.

Nội dung hoạt động của cơ chế quan hệ đối tác là giải quyết những vấn đề về quan hệ lao động và các quyền để đảm bảo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Về bản chất, nội dung của các vấn đề thương lượng là nhằm soạn thảo, ký kết và thực hiện thỏa ước tập thể. Cụ thể là:

(i) Thương lượng về tiền lương. Những vấn đề về tiền

lương, đặc biệt là mức lương tối thiểu, là những vấn đề mà chính phủ nên ln xem xét đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động. Do vậy cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để Hội đồng tiền lương quốc gia hoạt động hiệu quả trong việc xác lập mức lương tối thiểu cũng như hướng dẫn về xác định mức tiền lương cho các doanh nghiệp theo nguyên tắc quy định của pháp luật, trên cơ sở tương tác bình đẳng giữa người sử dụng lao động và tổ chức cơng đồn cơ sở.

(ii) Thương lượng về việc làm. Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, bất kỳ sự thay đổi nào cũng đều diễn ra nhanh chóng và cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng trở nên khó khăn để đạt được mục tiêu “thỏa mãn đầy đủ việc làm, năng suất và đạt được sự lựa chọn tự do” cho công nhân lao động. Trong điều kiện như vậy, sự cân bằng giữa việc làm, tiền lương, đào tạo và tính cạnh tranh được thiết lập bằng cách thông qua hoạt động của các đối tác. Với vai trò chủ động, Chính phủ cần đẩy mạnh tham khảo ý kiến của người sử dụng lao động, người lao

Một phần của tài liệu sách quan hệ đối tác xã hội 2019 (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)