52 CHƯƠNG 3 NGUYÊN TẮC VÀ HÌNH THỨC CỦA QUAN HỆ ĐỐI T CX H

Một phần của tài liệu sách quan hệ đối tác xã hội 2019 (Trang 26 - 27)

GIáO TRìNH QUAN Hệ ĐốI TáC XÃ HộI

chuẩn lao động và điều kiện lao động trong thỏa ước so với quy định pháp luật.

Việc kiểm tra giám sát thỏa thuận, thỏa ước tập thể phải được thực hiện công khai. Do vậy, cần phải có quy định về việc cung cấp thơng tin cho những người thực hiện việc kiểm tra, giám sát.

Tuy nhiên, các nguyên tắc của quan hệ đối tác xã hội có thể có những nội dung khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia như đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị v.v. Pháp luật Việt Nam quy định những nguyên tắc của quan hệ đối tác xã hội trong quản lý lao động theo nguyên tắc: Tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

3.2. Các hình thức của quan hệ đối tác xã hội

Hình thức là phương thức tồn tại của nội dung, là những gì làm thành bề ngoài, chứa đựng hoặc biểu hiện của nội dung. Hình thức khơng thể tách rời khỏi nội dung và đóng vai trị là biểu hiện ra bề ngồi của sự vật17.

Từ điển triết học cũng định nghĩa hình thức là biểu hiện bên ngoài của bất kỳ nội dung nào, cũng như cấu trúc trật tự bên trong của sự vật18.

Từ cách hiểu này, định nghĩa chung nhất về hình thức của quan hệ đối tác xã hội là phương tiện để thực hiện quan hệ đối tác xã hội, là các cơ chế cụ thể tác động qua lại giữa các chủ thể của quan hệ pháp lý của quan hệ đối tác xã hội nhằm đảm bảo hài hịa lợi ích của họ.

17 Odezov. X. I. Từ điển tiếng Nga, Matxcơva, 1997, tr. 699. 18 Từ điển triết học, Matxcơva, 1988, tr.489. 18 Từ điển triết học, Matxcơva, 1988, tr.489.

Cơ chế tác động quan lại giữa các chủ thể của quan hệ đối tác xã hội chính là cơ chế ba bên và cơ chế hai bên. Chúng được thiết lập ở các cấp độ khác nhau để điều chỉnh hài hịa lợi ích của các chủ thể của quan hệ đối tác xã hội. Trong thực tế, quan hệ đối tác xã hội được thực hiện dưới các hình thức cơ bản sau:

(i). Thương lượng tập thể liên quan đến soạn thảo và ký kết thỏa ước lao động tập thể, thỏa thuận tập thể.

(ii). Tham vấn ý kiến (tham khảo ý kiến) của các bên về các vấn đề điều chỉnh quan hệ lao động, đảm bảo quyền lao động của người lao động, hoàn thiện pháp luật lao động và các tiêu chuẩn lao động.

(iii). Tham gia của người lao động và tổ chức đại diện của họ trong quản lý đơn vị, doanh nghiệp.

(vi) Tham gia của đại diện người lao động và chủ sử dụng lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động.

Như vậy, hình thức của quan hệ đối tác xã hội rất đa dạng, phong phú, chúng bao gồm cả những hành vi để thực hiện các cam kết trong lĩnh vực quan hệ lao động, cả các hoạt động cùng nhau để thực hiện những cam kết và giải quyết các tình huống tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện quan hệ đối tác xã hội. Tất nhiên, hình thức quan hệ đối tác xã hội phổ biến nhất là thương lượng tập thể nhằm soạn thảo và ký kết thỏa ước tập thể. Cần nhấn mạnh rằng đây là hình thức sinh động nhất và đáng chú ý nhất của quan hệ đối tác xã hội. (Hình thức thương lượng tập thể liên quan đến soạn thảo, ký kết thỏa ước lao động tập thể được trình bày riêng tại chương 7). Trong phạm vi chương này, chúng ta nghiên cứu phân tích các hình thức sau:

Một phần của tài liệu sách quan hệ đối tác xã hội 2019 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)