Xếp loại các bệnh cơ thể tâm sinh.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 141)

I. Vấn đề thực thể và chức năng.

4. Xếp loại các bệnh cơ thể tâm sinh.

Trong xếp loại, có hai thái độ trái ngược nhau, nhưng đều không đúng vì quá mức.

α) Thái độ quá mở rộng:

• Rất nhiều triệu chứng biểu hiện đồng thời hai mặt vừa sinh lý vừa tâm lý đều được xem là cơ thể tâm sinh như: đau, chóng mặt, nhức đầu, co thắt, buồn nôn, …

• Tất cả các bệnh có chịu tác động của nhân tố tâm lý đều gọi là cơ thể tâm sinh.

β) Thái độ quá thu hẹp:

Chỉ thừa nhận một số ít bệnh là cơ thể tâm sinh thật sự như loét dạ dày, hen phế quản, cao huyết áp, lao phổi,…

Vậy thái độ đúng mức là: những bệnh đạt các tiêu chuẩn chẩn đoán nêu ra ở trên là bệnh cơ thể tâm sinh.

Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15

Như vậy, có nhiều loại bệnh cơ thể tâm sinh khác nhau. Thường gặp nhất là những bệnh sau này:

• Bệnh loét dạ dày- hành tá tràng;

• Bệnh hen phế quản;

• Bệnh cao huyết áp;

• Một số bệnh ngoài da: ngứa, chàm, ra nhiều mồ hôi, nổi mày đay, vẩy nến,…

• Một số bệnh sản phụ khoa (rối loạn kinh nguyệt, mất sữa, ốm nghén,…)

• Một số bệnh khác: cường tuyến giáp, thấp khớp mạn, đái tháo đường,nhức đầu,…

5. Điều trị:

Bệnh cơ thể tâm sinh có nguyên nhân tâm lý và cơ thể quyện vào nhau, rất phức tạp, điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Mỗi bệnh, mỗi trường hợp cụ thể, phải có một kế hoạch riêng và luôn biến đổi cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của bệnh.

Tuy nhiên vẫn có những nguyên tắc điều trị chung:

α) Trong điều trị, lấy liệu pháp tâm lý làm liệu pháp chủ yếu, nhưng đồng thời phải tích cực điều trị các triệu chứng thực thể.

β) Trong khi điều trị các triệu chứng thực thể, phải kết hợp chặt chẽ với các chuyên khoa có liên quan trong các mặt khám xét, theo dõi và chỉ định điều trị.

χ) Có thể điều trị ngoại trú các bệnh cơ thể tâm sinh nhưng những trường hợp có tổn thương thực thể nặng, phải điều trị nội trú để kịp thời xử trí những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị.

δ) Những trường hợp nhẹ, tổn thương thực thể không đáng kể, có thể chỉ dùng liệu pháp tâm lý, không dùng các liệu pháp khác, để dễ đánh giá kết quả và xác định chẩn đoán.

ε) Có thể dùng các loại liệu pháp tâm lý khác nhau cho phù hợp với đặc điểm của bệnh nhân và sở trường của thầy thuốc.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 141)