LIỆU PHÁP LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 88)

Đây là liệu pháp quan trọng vào bậc nhất trong tâm thần học, không thể thiếu được ở bất cứ cơ sở điều trị nào, nội trú cũng như ngoại trú. Do hiệu lực rất lớn, liệu pháp lao động hiện nay đã từ khoa tâm thần lan sang nhiều khoa khác , nhất là các khoa có bệnh nhân mãn tính phải nằm lâu ngày.

a) Nguyên tắc tổ chức: Lao động của bệnh nhân tâm thần nhằm mực đích chữa bệnh, khôi phục lại hoạt động tâm thần và khả năng hành nghề nên có những yêu cầu nhất định

• Phải là lao động tập thể và lao động sản xuất

• Bệnh nhân được hưởng một phần kết quả lao động của mình

• Phải có nhiều hình thức lao động thích ứng cho nhiều loại trạng thái tâm thần, với khả năng nghề nghiệp bản thân bệnh nhân

• Phải do thầy thuốc chỉ định căn cứ vào tình trạng sức khỏe và nhất là trạng thái tâm thần của từng bệnh nhân (thí dụ: không áp dụng liệu pháp lao động ở trạng thái cấp)

• Phải có cán bộ kĩ thuật hướng dẫn, có động viên, thi đua, khen thưởng, v.v...

• Lao động pahri tiếng hành từng bước, từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, nhất là đối với những bệnh nhân thoát ly lao động đã lâu hay không chịu lao động

b) Cơ chế tác dụng:

Lao động huy động mọi khả năng hoạt động tâm thần của bệnh nhân như: tăng cường sự chủ ý và ý chí của bệnh nhân, bắt bệnh nhân phải nhớ những khâu sản xuất, phải suy nghĩ, phân tích, tổng hợp, phát huy sáng kiến để sản phẩm ngày một tốt hơn, v.v....

Lao động làm cho bệnh nhân quên những cảm giác khó chịu do hoang tưởng ảo giác gây ra, làm cho bớt lo lắng về bệnh tật, làm mất những ý nghĩ đen tối khi ngồi không, suy nghĩ miên man.

Lao động làm cho bệnh nhân gắn liền với tập thể trong dây chuyền sản xuất, tăng tính tổ chức và kỉ luật.

Lao động gây cho bệnh nhân cảm giác khoan khoái trước sản phẩm của mình, khí sắc vui vẻ, lạc quan, gây lòng tin vào khả năng giúp ích xã hội của mình.

Lao động đưa sinh lực của bệnh nhân vào những công việc có ích, tăng cường quan hệ tốt giữa bệnh nhân và bệnh nhân, tránh được tình trạng dồn sinh lực vào các hoạt động có hại nhưng phá phách, gây sự, đánh nhau, bỏ trốn, v.v...

Lao động làm cho bệnh nhân ăn ngon hơn, ngủ yên hơn.

Lao động khôi phục và duy trì thói quen và động tác sản xuất để khi ra viện bệnh nhân có thể tiếp tục lao động sản xuất ngay lập tức.

Kết quả lao động có thể giúp bệnh nhân tự túc về kinh tế, đỡ gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w