Niệm về loạn thần thực thể và loạn thần triệu chứng.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 148)

Danh từ loạn thần thực thể dùng để chỉ tất cả những bệnh tâm thần hay những rối loạn tâm thần có liên quan trực tiếp đến các bệnh nội khoa, nội tiết, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chấn thương và các quá trình tổn thương thực thể khác, ở trong cũng như ở ngoài não.

Vì phạm vi của đề mục này vô cùng rộng lớn, nên ở đây chỉ trình bày những nét chung của loạn thần triệu chứng, một phần rất quan trọng của loạn thần thực thể.

Loạn thần thực thể nói chung và loạn thần triệu chứng nói riêng là những vấn đề chạm đến tất cả các chuyên khoa. Mọi thầy thuốc cần biết đến để:

1. Thấy được mối liên quan hết sức chặc chẽ giữa tâm thần và cơ thể trong chẩn đoán và điều trị. Nắm được vấn đề này, trong chẩn đoán sẽ không phân vân bối rối trước những điều trị. Nắm được vấn đề này, trong chẩn đoán sẽ không phân vân bối rối trước những rối loạn tâm thần ở những bệnh cơ thể và trong điều trị sẽ cương quyết điều trị bệnh cơ thể để làm mất rối loạn tâm thần và ngược lại chữa các triệu chứng tâm thần để ảnh hưởng tốt đến tiến triển bệnh cơ thể.

2. Củng cố quan điểm duy vật của chúng ta, khẳng định rằng: bệnh tâm thần là những bệnhbắt nguồn từ những biến đổi trong cơ thể, nhất là não. bắt nguồn từ những biến đổi trong cơ thể, nhất là não.

3. Biết được những triệu chứng và hội chứng tâm thần nào có thể gặp trong những bệnh cơ thể nào, và do đó biết giữ bệnh nhân nào ở lại chuyên khoa mình để chữa và bệnh nhân thể nào, và do đó biết giữ bệnh nhân nào ở lại chuyên khoa mình để chữa và bệnh nhân nào cần phải gửi đến chuyên khoa tâm thần.

II.Loạn thần triệu chứng.

1. Loạn thần triệu chứng cấp

Thường tiến triển với những hội chứng rối loạn ý thức như: ý thức u ám, mê sảng, mê mộng, lú lẫn và các hội chứng kích động giống động kinh và ảo giác cấp.

Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15

Các hội chứng rối loạn ý thức đã mô tả ở phần triệu chứng và hội chứng học, ở đây chỉ nói thêm về hội chứng kích động giống động kinh và hội chứng ảo giác cấp.

Hội chứng kích động giống động kinh: Rối loạn ý thức xuất hiện đột ngột kèm theo kích động dữ dội và lo lắng sợ hãi. Bệnh nhân tìm cách chạy trốn khỏi những người truy hại mình, mồm lặp đi lặp lại một số tiếng, la thét, nét mặt hoảng hốt lo âu. Rồi bệnh cảnh loạn thần đột nhiên chấm dứt, sau đó bệnh nhân ngủ say. Bệnh cảnh kéo dài từ nửa giờ đến vài giờ. Có khi kích động giống động kinh lại xuất hiện trước rồi tiếp theo đó bệnh cơ thể mới biểu hiện rõ ràng.

Hội chứng ảo giác cấp: Đột nhiên ảo giác, nhất là ảo thanh, xuất hiện dồn dập có tính chất bình phẩm, hay ra lệnh cho bệnh nhân, thường dưới hình thức đàm thoại. Ảo giác kèm theo lo lắng, sợ hãi, bàng hoàng, ngơ ngác. Ban đêm ảo giác thường tăng lên. Ảo thanh có thể tồn tại vài ngày đến vài tháng.

Theo nguyên tắc, loạn thần triệu chứng cấp sẽ mất đi và không để lại di chứng tâm thần gì. Sau trạng thái cấp, bệnh nhân có thể có trạng thái kích động suy nhược trong một thời gian ngắn.

2. Loạn thần triệu chứng kéo dài

Có thể xuất hiện nhiều hội chứng khác nhau:

α) Hội chứng trầm cảm paranoit: Bệnh nhân buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, kích động, có ảo tưởng lời nói, hoang tưởng bị tội, có thể phát triển hội chứng Cotard. Ban đêm có thể mê sảng, kích động giống động kinh. Hội chứng này có thể chuyển sang hội chứng ảo giác paranoit hay bất động vô cảm xúc.

β) Hội chứng ảo giác- paranoit: Ở bệnh nhân có hoang tưởng truy hại, ảo thanh và ảo tưởng lời nói, hoang tưởng nhận nhầm. Hội chứng này có thể mất đi khi thay đổi chỗ. Trường hợp nặng, có thể chuyển sang hội chứng bất động vô cảm xúc.

χ) Hội chứng hưng cảm: Không điển hình vì chỉ có khí sắc vui vẻ, còn hoạt động không tăng cường, có khi không hoạt động. Có thể có hiện tượng khoái cảm.

δ) Hội chứng trầm cảm: Cũng không điển hình. Có thể là trạng thái lo âu sợ hãi kèm theo kích động. Có thể là trạng thái trầm cảm kèm theo hiện tượng nghi bệnh và loạn cảm giác bản thể. Có thể là trạng thái trầm cảm kèm theo khóc lóc và suy nhược.

ε) Hiện tượng bịa chuyện: Bịa chuyện không kèm theo rối loạn trí nhớ và rối loạn ý thức. Bệnh nhân thường kể những chiến công, những thành tích anh hùng không hề có của mình.

φ) Hội chứng Korsakop nhất thời: Bệnh nhân có rối loạn trí nhớ về những sự việc mới xảy ra, kèm theo hội chứng bịa chuyện, nhưng rối loạn trí nhớ chỉ xuất hiện nhất thời và sau đó có thể hồi phục được.

Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15

Tiếp sau các trạng thái loạn thần kể trên, thường là trạng thái suy nhược kéo dài. Một số trường hợp có biến đổi nhân cách, đôi khi xuất hiện hội chứng tâm thần thực thể.

3. Hội chứng tâm thần thực thể.

α) Trong những trường hợp nhẹ: trạng thái giống nhân cách bệnh: bệnh nhân mất hứng thú với những vấn đề ham thích trước kia, tính bị động tăng, cảm xúc không ổn định, đôi khi có những cảm xúc bùng nổ, thô bạo. Hội chứng suy nhược rõ rệt. Chưa có rối loạn trí nhớ và trí tuệ.

β) Trong những trường hợp nặng: trạng thái trí tuệ giảm sút: trí phán đoán giảm sút, khoái cảm, khó kiềm chế cảm xúc, rối loạn trí nhớ, khi thì dễ bị kích thích, dễ nổi giận, khi thì bất lực, khóc lóc,… Có người lại trở nên bàng quan, vô cảm xúc, mất mọi hứng thú. Hội chứng tâm thần thực thể có thể thoái triển nhanh, nhưng cũng có thể thoái triển từ từ.

4. đặc điểm tiến triển của các loại loạn thần triệu chứng

Một bệnh cơ thể (nhiễm khuẩn, nhiễm độc) có thể phát sinh ra loạn thần triệu chứng cấp rồi thoái triển hay chuyển sang loạn thần triệu chứng kéo dài và có thể làm biến đổi nhân cách theo kiểu này hay kiểu khác của hội chứng tâm thần thực thể.

Tiến triển của loạn thần phụ thuộc vào cường độ và chất lượng của tác nhân có hại cũng như sức phản ứng của cơ thể.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 148)