CHẨN ĐOÁN

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 161)

1. Chẩn đoán quyết định

α) Chẩn đoán sớm

Căn cứ vào những triệu chứng báo trước: cảm giác mơ hồ, là lạ trong người, trạng thái suy nhược , trang thái kích động…. chẩn đoán ở giai đoạn này gặp nhiều khó khan vì phải phân biệt với nhiều trạng thái suy nhược khác.

β) Chẩn đoán ở giai đoạn bắt đầu: căn cứ vào hai tính chất cơ bản của quá trình phân liệt đã bắt đầu xuất hiện, vào các triệu chứng báo trước tăng lên và vào các hội chứng riêng cho các thể đang hình thành.

χ) Chẩn đoán ở giai đoạn sau: tương đối dễ dàng nhưng chẩn đoán thể bệnh lại khó khan vì trong thể nào cũng có nhiều triệu chứng của thể khác. Cần xác định hội chứng chủ yếu, cơ bản, nắm vững quy luật phát triển các hội chứng và liên quan giữa hội chứng chính và các hội chứng phụ.

Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15

a) Cần phân biệt trạng thái suy nhược ở giai đoạn báo trước với nhiều trạng thái suy nhược khác

b) Cần phân biệt tâm thần phân liệt xuất hiện sau một sang chấn tâm thần với bệnh loạn thần phản ứng

c) Cần phân biệt với hội chứng giống phân liệt trong các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc và các bệnh thực thể khác. Cần khám kĩ về thần kinh, nội khoa và điều trị triệu chứng thực thể để xác định chẩn đoán.

V.TIÊN LƯỢNG

Căn cứ vào

1. Các thể tiến triển

− Các thể tiến triển chu kí: tương đối tố

− Các thể tiến triển liên tục: xấu, xấu nhất: thể đơn thuần và thể thanh xuân.

− Các thể liên tục từng cơn: nhẹ hơn các thể liên tục và nặng hơn các thể chu kì.

2. Cơ địa của bệnh nhân

a) Tương đối nhẹ , nếu

− Bệnh phát sinh muộn, càng lớn tuổi càng nhẹ

− Trước khi mắc bệnh, nhân cách thích ứng , hòa hợp với môi trường xung quanh.

− Có những nhân tố bênh ngoài thúc đẩy bệnh: nhiễm khuẩn, sang chấn tâm thần..

− Yếu tố di truyền ít

− Còn tiếp xúc được, thâm nhập được.

b) Nặng , nếu:

− Bệnh phát sinh ở tuổi trẻ, càng trẻ càng nặng

− Trước khi phát bệnh có tính cách kín đáo, cô độc

Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15

− Yếu tố di truyền nặng

− Cảm xúc sớm khô lạnh, khó tiếp xúc

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 161)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w