Nguyên tắc điều trị loạn thần triệu chứng.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 151)

Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15

1.Chủ yếu là điều trị bệnh chính (bệnh cơ thể, nhiễm khuẩn, nhiễm độc), nếu đang điều trị tại các chuyên khoa có liên quan, không phải đưa đến khoa tâm thần, nhất là đối với trường hợp nặng khó di chuyển hoặc cần thầy thuốc chuyên khoa theo dõi sát.

2.Những trường hợp sau này cần chuyển đến khoa tâm thần: kích động dữ dội, rối loạn ý thức nặng, có ý định tự sát, rối loạn tác phong nặng. Tuy nhiên, trong điều trị, cần phải có sự tham gia chặt chẽ của các thầy thuốc thuộc các chuyên khoa có liên quan.

3.Đồng thời với việc điều trị các bệnh chính, cần phải điều trị các triệu chứng tâm thần, tăng cường cơ địa, nghiên cứu chế độ lao động và sinh hoạt cho thích hợp.

4.Thuốc an thần nhiều khi phải dùng liều cao mới có tác dụng, vì vậy cần phải kiểm tra và theo dõi chặt chẽ về mặt cơ thể, thể dịch, phải tuân theo các chống chỉ định đối với thuốc an thần một cách nghiêm túc, đề phòng biến chứng.

BÀI 24: BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆTI. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT I. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT

Bệnh này trước kia gọi là bệnh trí tuệ xa sút và nhiều tên gọi khác nữa.

Năm 1911 Bleulor đưa ra danh từ schizophrenia và được tuyệt đa số các nhà tâm thần học trên thế giới thừa nhận: schizo là chia cắt, phân liệt, phrenia là tâm thần.

Đầy là rối loạng tâm thần nặng, có tích chất tiến triển, căn nguyên hiện nay chưa rõ rang. Làm biến dổi nhân cách bệnh nhân theo kiểu phân liệt nghĩa là biểu hiện bằng sự mất thống nhất giữa cá mặt hoạt dộng tâm thần, bằng sự mất dần lien hệ với thực tại xung quanh, bwangf cảm xúc ngày càng khô lanh, bằng tư duy lệch lạc trầm trọng về hình thức cũng như nội dung, bằng tác phong kì dị khó hiêủ…..

Triệu chứng của tâm thần phân liệt hết sức phong phú và phức tập, nhưng các triệu chứng kết hợp với nhau thành những hội chứng, tiến triển theo những qui luật nhất định, và hình thành những thể lâm sàng riêng biệt.

Bệnh có thể tiến triển lien tục, tiến triển chu kì, hay tiến triển lien tục từng cơn.

ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới, tâm thần phân liệt là bệnh tâm thần nặng và phổ biên. Theo thống kê của ngành tâm thần thì bệnh tâm thần phân liệt chiếm 0.7% dân số nước ta. Theo tài liệu của Tổ chwucs y tế thế giới, khả năng bị tâm thần phân liệt trong nhân dân nhiều nước là 1%.

Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15

Bệnh thương phát sinh ở tuổi thanh thiếu niên nhưng cũng có thể xuất hiên lần đầu ở người già và trẻ em.

II. CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHUNG

A. HAITÍNHCHẤTCƠBẢN CỦA QUÁTRÌNH PHÂNLIỆT.

Bệnh có rất nhiều thể, mỗi thể có bệnh cảnh khác nhau nhưng thể nào cũng có những triệu chứng biểu hiện hai tính chất chung của quá trình phân liệt:

• Tính thiếu hòa hợp và tính tự kỉ

• Sự giảm sút thế năng tâm thần.

1. Tính thiếu hòa hợp và tính tự kỉ.

α) tính thiếu hòa hợp

Tính thiếu hòa hợp thể hiên trong tất cả các hoạt động tâm thần, chủ yếu trong tư duy, cảm xúc và hành vi, tác phong. Nó mang nhiều tính chất đa dạng: tính hai chiều trái ngược, tính dị kì khó hiểu, tính khó thâm nhập, tính phủ định, tính tự động……

i. Tính thiếu hòa hợp trong tư duy

Trong nội dung tư duy

− Rồi loạn quá trình lien tưởng: nói đầu gà đuôi vịt, ý tưởng tiếp diễn hỗn độn, nói lặp đi lặp lại, trả lời ngoài đề………..

− Tư duy theo hoang tưởng: bị hoang tưởng chi phối toàn bộ hay 1 phần….

− Lí luận xa rời thực tế: nói lien mien những vấn đề trừu tượng về triết học khoa học, dung những từ có tính chất tượng trưng bí hiểm.

− Tao ra những khái niêm mới và cuối cùng nói một ngông ngữ mới tự đặt ra.

Trong hình thức thể hiện tư duy( các nói, âm điệu, câu, chữ)

− Giống tư duy: có thể chậm lại, dẫm chân tại chỗ hay nhảy bọt, khi nahnh khi chậm…….

− Cách nói chuyên, tiếp xúc: nói mốt mình, không nói, nói rất khẽ, cơn nói không dừng được, vừa nói vừa thở dài, khụt khịt……..

Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15

− Cách dùng chữ, đặt câu: dùng chữ quên thuộc với ý nghĩa khác, dùng danh từ thay cho động từ,dùng trạng từ thời giant hay cho trạng từ không gian, đặt chữ mơi, đặt ra ngữ pháp mỡi, xáo trộn các chữ…

ii. Tính thiếu hòa hợp trong cảm xúc

− Thay đổi tình cảm với người thân: ghét bố mẹ, ghét đồng chí…..buồn rầu, cơn cười điên dại……

− Cảm xúc trái ngược , lại lung, ghét 1 đứa trẻ rất dễ thương, sung sướng khi nhặt được 1 viên phấn……

− Cảm xúc hai chiều: vừa yêu, vừa ghé, vừa vui vừa giận.

iii. Thiếu hòa hợp trong hành vi, tác phong

− Hành vi xung động bột phát, khó hiểu: đột nhiên bỏ chạy, đánh giết người cướp giật.

− Xung động bản năng: ăn ngấu nghiến, ăn mãi không thấy no, thủ dâm, hiếp dâm……..

− Hành vi hai chiều tương phản: do dự giữa làm và không làm, vừa cười vừa cau mày, thư viết vội không gửi………

− Hành vi tinh nghịch, lỗ mãng

− Hành vi có tính chất điệu bộ: nhún vai, nhếch mép…

− Hành vi có tính chất định hình: luôn nháy mắt xoa tay đứng ngồi ở 1 tư thế……

β) Tính tự kỉ

Có liên quan chặt chẽ với tính thiếu hòa hợp, hậu quả của tính thiếu hòa hợp. một số triệu chứng vừa mang tính chất thiếu hòa hợp vừa mang tính tự kỉ, khó tách rời hai tính chất ấy ra. Tính thiếu hòa hợp và tính tự kỉ chỉ là hai mặt của 1 quá trình phân liệt mà thôi.

Tính tự kỉ biểu hiện bằng những hiện tượng: tách rời thực tai, cắt đứt với thế giới bên ngoài, quay về cuộc sống bên trong. Chủ yếu trong tính tự kỉ là tính khó thâm nhập, tính dị kì, khó hiểu. các tác giả Pháp thường nói đến con người tự kỉ và thế giới tự kỉ.

− Con người tự kỉ là con người kì dị, nhân cách tan rã, biểuhiện đa dạng, biến đổi không ngừng: khi như đứa trẻ con, khi như 1 người đạo mạo, khi thì đài các, khi thì thô bạo..không thể hiểu được.

− Thế giới tự kỉ: bệnh nhân quay vào thế giới riêng mình hết sức kì quái. Trong thế giới ấy các qui luật tự nhiên và xã hội đều bị đảo lộn, các phạm trù logic không thể áp dụng

Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15

được. chỉ khi bệnh nhân nói ra thì người khác mới biết tại sao bệnh nhân lại nghĩ và làm những điều kì dị như vậy.

2. Sự giảm sút thế năng tâm thần

Thế năng tâm thần ở đây hiểu theo nghĩa năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động tâm thần, biểu hiện bằng nhiệt tình, tính năng động, tính linh hoạt…. vì vậy bệnh nhân với thế năng tâm than giảm sút rõ rệt, có tác giả gọi là máy không động cơ, lò không chất đốt…..

Về mặt cảm xúc, giảm sút thế năng làm tâm thần biểu hiện bằng cảm xúc ngày càng khô lạnh để đi tới chỗ bàng quan, vô cảm súc. Đây là nét cơ bản nhất của quá trình phân liệt.

Về mặt tư duy thì hoạt động tư duy ngày càng nghèo nan, cứng nhắc, học tập và công việc ngày càng kém sút, thói quen về nghề nghiệp cũ tan biến dần……

Về mặt hành vi, tác phong thì ý chí ngày càng suy đồi đi đến chỗ không thiết làm gì nữa kể cả vệ sinh thân thể cũng không chú ý đến.

B. CÁC TRIỆUCHỨNG BÁO TRƯỚC

Thường bắt đầu bằng những biến dổi không rõ rang, là lạ trong người, tình cảm lạnh nhạt dần, thấy khó thích ứng với ngoại cảnh.

Rồi xuất hiện trạng thái suy nhược: nhức dầu, mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, năng suất công tác và học tập giảm, khí sắc không ổn đinh, mất tình cảm với xung quanh, đầu óc mù mờ, khó suy nghĩ, bồn chồn lo lắng không duyên cớ/

Rồi cảm giác bị động tăng dần: thấy như đuối sức trước cuộc sống. không theo kịp những biến đổi xung quanh, trương lực tâm thần giảm, nguồn năng lương tâm thần tiêu hao dần.

Rồi xuất hiện các triệu chứng bắt đầu khác như hình thành những thể lâm sàng khác nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w