Bệnh tâm căn là những bệnh tâm thần chức năng xuất hiện do những sang chấn tâm thần có ý nghĩa thông tin riêng, tác động và những nhân cách có tính chất đặc biệt, trong những điều kiện ảnh hưởng của cơ thể và môi trường.
Có nhiều loại bệnh tâm căn, mỗi bệnh có một bệnh cảnh đặc trưng.
Thuật ngữ bệnh tâm căn dịch từ thuật ngữ ‘nevrose’ trước dịch là loạn thần kinh. Nevrose là 1 thuật ngữ xuất hiện từ xưa, không còn phù hợp với quan niệm ngày nay. Do đó thuật ngữ loạn thần kinh cũng không phù hợp và gây ra nhiều hiểu lầm trong chẩn đoán , điều trị, phân phổi bệnh nhân và giảng dạy….
Các bệnh tâm căn chiếm một tỉ lệ rất cao trong nhân dân các nước,đặc biệt ở nước tư bản. Dmitri tổng hợp con số nhiều nước từ 1956 tới 1965 cho rằng bệnh tâm căn chiếm tới 52-60 trên 1000 dân (5-6%) theo Taylor bệnh tâm căn chiếm 1/3 tổng số bệnh nhân ở London . ở nước ta, qua 1 số điều tra cơ bản, bệnh tâm căn trong thời bình chiếm tỉ lệ khoảng 5% và trong thời chiến còn cao hơn.
II. CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ BỆNH TÂM CĂN
Cho đến thế kỉ 19, bệnh tâm căn được quan niệm nư là một bệnh thần kinh, nhưng y học chưa đủ trình độ phát hiện được những tổn thương thực thể nên gọi là bệnh chức năng. Đến giữa thế kỉ 19 mói xuất hiện quan niệm đúng đắn xem bệnh tâm căn thực chất là 1 bệnh tâm thần, một bệnh do sang chấn tâm thần gây ra.
Tuy nhất trí về bệnh nguyên, nhưng về cơ chế bệnh sinh thì đến nay chưa thống nhất. tựu chung có 3 trường phái:
1. Trường phái Charcot, Babinski nhấn mạnh vào cơ chế ám thị và tự ám thị trong việc phát sinh ra bệnh tâm căn.
2. Trường phái Freud xem bệnh tâm căn là 1 hình thức trá hình ( để biểu lộ ra ngoài) của bản năng tình dục bị dồn nén trong vô thức. quan điểm sai lầm này rất phổ biến trong tâm thần học phương tây hiện nay.
3. Trường phái Paplop cho rằng bệnh tâm căn xuất hiện do hiện tượng quá căng thẳng của 2 quá trình hưng phấn và ức chế vỏ não hoặc hiện tượng quá di động của 2 quá trình ấy. về nguyên nhân gây ra căng thẳng, các tác giả liên xô hiện nay nhấn mạnh vào các sang chấn tâm thần mang ý nghĩa thông tin gây bệnh.