Một số quy luật phát triển các hội chứng tâm thần

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 25)

II. triệu chứng âm tính và dương tính.

Một số quy luật phát triển các hội chứng tâm thần

hội chứng tâm thần có nhiều loại và thường được sắp xếp theo những bậc thang từ nhẹ đến nặng. Thí dụ: hội chứng suy nhược là một hội chứng nhẹ, hội chứng căng trương lực là một hội chứng nặng.

Các bậc thang hội chứng tâm thần thể hiện mức độ rối loạn tâm thần nặng nhẹ không tương ứng với mức độ hồi phục. Thí dụ: hội chứng mê sảng nặng hơn hội chứng ám ảnh. Nhưng hội chứng mê sảng có thể qua nhanh không để lại dấu vết, còn hội chứng ảm ảnh có thể tồn tại dai dẳng, trở nên mạn tính.

Mức độ phục hồi của hội chứng phụ thuộc vào đặc điểm của từng bệnh tâm thần. Thí dụ: hội chứng ảo giác paranoit có thể phục hồi nhanh trong loạn thần phản ứng, nhưng có thể kéo dài rất lâu trong bệnh tâm thần phân liệt.

Trong những giai đoạn khác nhau của nhiều bệnh tâm thần khác nhau có thể xuất hiện một hội chứng tâm thần giống nhau. Chính điều này làm cho chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Thí dụ: hội chứng suy nhược có thể gặp trong bệnh tâm căn suy nhược, trong bệnh tâm thần phân liệt, cũng như trong các bệnh loạn thần thực thể khác nhau.

Để khắc phục khó khăn trong chẩn đoán, cần nắm vững mối tương quan giữa các triệu chứng âm tính và dương tính. Ngoài ra, cần quán triệt một số quy luật tiến triển các hội chứng tâm thần:

- một hội chứng chỉ là một khâu trong toàn bộ dây truyền phản ứng bệnh lý, một giai đoạn trong quá trình tiến triển của bệnh. Sau hội chứng này sẽ xuất hiện một hội chứng khác. Thể hiện các đặc điểm của một giai đoạn mới trong quá trình bệnh lý. Thí dụ: trong bệnh loạn thần phản ứng bán cấp hysteria, sau hội chứng sa sút giả là hội chứng trẻ con hóa rồi đến hội chứng thoái hóa tâm thần, rồi đến hội chứng bất động.

- mỗi bệnh tâm thần có một nhóm hội chứng đặc trưng cho bệnh ấy, thay thế nhau theo những định hình nhất định. Theo Snejnepxki, trong bệnh tâm thần phân liệt có chín hội chứng dương tính thay thế nhau theo những bậc thang từ nhẹ đến nặng

- số lượng các hội chứng của mỗi nhóm ít hay nhiều còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ khác nhau của các bệnh tâm thần. Thí dụ: nhóm hội chứng trong các bệnh tâm

căn ít hơn, nhỏ hơn nhóm hội chứng trong bệnh tâm thần phân liệt và bệnh loạn thần thực thể có nhóm hội chứng nhiều nhất, lớn nhất.

- bệnh tâm thần càng phát triển thì các hội chứng trở nên nhiều hơn, phức tạp, đa dạng hơn. Thí dụ: trong bệnh tâm thần phân liệt sau hội chứng paranoin là hội chứng paranoit rồi đến hội chứng paraphrenia, v.v...

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w