VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ CƠ THỂ TRONG BỆNH TÂM CĂN

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 109)

Khí chất về mặt tâm lí học (hay loại hình thần kinh về mặt sinh lí thần kinh) đã được trường phái Paplop nghiên cứu công phu và đưa ra nhiều kết luận sáng tạo làm sáng tỏ nhiều khía cạnh trong lĩnh vực các bệnh tâm căn.

Ví dụ: dưới tác động của sang chấn tâm thần, loại hình thần kinh nghệ sĩ yếu dễ bị bệnh tâm căn hysteria , loại hình thần kinh lí trí yếu dễ bị bệnh tâm căn suy nhược tâm thần, loại hình thần kinh trung gian yếu dễ bị bệnh tâm căn suy nhược…..

Tuy nhiên 1 số tác giả nhấn mạnh thành phần khí chất trong bệnh tâm căn, dễ trở nên phiến diện và không sát với thực tế lâm sàng. Rất nhiều trường hợp trên 1 số bệnh nhân vừa có biểu hiện bệnh tâm căn suy nhược, vừa có biểu hiện của bệnh tâm căn hysteria.

Vì vậy trong cơ chế phát bệnh sinh bệnh tâm căn, phải xét tới toàn bộ phần nhân cách chứ không nên chỉ xét đến nhân tố loại hình thần kinh mà thôi.

Một nhân cách vững mạnh, vì tổ quốc, vì lí tưởng, tự nguyện chịu đựng sang chấn khi sang chấn dù ác liệt đến đâu cũng mất tính gây bệnh. Hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ đã chứng minh điều trên.

Một khi đã bị bệnh, nhân cách vững mạnh lại có tác dụng làm cho bệnh tâm căn dễ khỏi. Ngược lại, một nhân cách yếu có thể bị bệnh dưới tác dụng của 1 sang chấn nhẹ, mà bệnh lại chậm hồi phục.

Trong cơ chế bệnh sinh, nhân cách có vai trò khác nhau tùy từng bệnh tâm căn. Trong bệnh tâm căn hysteria , nhân cách có vai trò quan trọng hơn sang chấn tâm thần và trong bệnh tâm thần suy nhược thì ngược lại.

V. VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ CƠ THỂ TRONG BỆNH TÂMCĂN CĂN

1. Vai trò của môi trường

Các nhân cách hoạt động trong cùng một môi trường tác động qua lại cảm ứng lẫn nhau rất mật thiết.

Khi cảm ứng những nét tiêu cưc, có thể gây ra 1 trạng thái bệnh lí tập thể. Đó là các trường hợp hysteria tập thể, trong 1 thời gian ngắn có thể lôi cuốn nhiều người trong 1 đơn vị nào vào 1 trạng thái bệnh lí giống nhau( năc, co giật, kích động….)

Nhưng khi cảm ứng những nét tích cực, thì mỗi nhân cách trong tập thể lại được tăng thêm sức mạnh chống lại sang chấn. đó là một trong những điểm xuất phát của tinh thần vững vàng trong chiến tranh ác liệt của từng gia đình, từng thôn xóm trong cả nước ta.

Ngoài ra hiện tượng phân chia gánh nặng của sang chấn chung cho mỗi cá nhân trong tập thể đã làm giảm nhẹ tính gây bệnh của sang chấn thời chiến. một sang chấn dù lớn đến đâu đập vào 1 tập thể vững mạnh thì tính gây bệnh của sang chấn với từng cá nhân cũng giảm nhẹ đi rất nhiều. đó là lí giải vì sao tỉ lệ bệnh tâm căn thời chiến nước ta lại thấp hơn các nước khác.

2. Vai trò của cơ thể

Cơ thể khỏe mạnh là 1 lực lượng tốt cho nhân cách chống đỡ với sang chấn tâm lí.

Ngược lại 1 sang chấn tâm nhẹ có thể gây bệnh trong những điều kiện cơ thể suy yếu cho chấn thương,nhiễm khuẩn, nhiếm độc, suy dinh dưỡng………

Cũng chính vì thế bệnh tâm căn thường xuất hiện vào thòi kì khủng hoảng, thời kì về hưu……….

Trong các bệnh tâm căn, nhân tố cơ thể và nhân tố sang chấn lại thường kết hộp với nhau rất chặt chẽ trong bệnh sinh làm cho chẩn đoán gặp nhiều khó khăn trong 1 số trường hợp , nhất là các trường hợp bệnh tâm căn suy nhược.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w