Lâm sàng các cơn điển hình A cơn hưng cảm điển hình

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 166)

A. cơn hưng cảm điển hình

cơn có thể xảy ra một cách đột ngột hoặc sau một sang chấn tâm thần hoặc sau khi cơ thể quá mệt mỏi v.v…

Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15

có những bệnh nhân cơn thường xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong năm, sau một triệu chứng báo hiệu nhất định.

Bắt đầu vào cơn, thường bệnh nhân thấy trong người khoan khoái dễ chịu, nhiều sinh lực, cần phải nói nhiều, hoạt động nhiều..

Dần dần hội chứng hưng cảm xuất hiện ngay càng rõ nét với bộ ba triệu chứng sau này:

1. cảm xúc hưng phấn:

đây là triệu chứng cơ bản nhất.

bệnh nhân có khí sắc tăng, vui vẻ, lạc qua, đôi khi vui quá trớn giống khoái cảm. bệnh nhân cảm thấy rất khỏe, rất sung sướng. bằng lòng với tất cả xng quanh. Thế giới bên ngoài đối với bệnh nhân rất vui tươi, sáng sủa, thú vị.

Trước những đau buồn , bệnh nhân không phản ứng hay phản ứng nhẹ nhàng.

2. tư duy hưng phấn

tư duy phi tân là ngôn ngữ đặc trưng của bệnh nhân hưng cảm:

• các hiện tượng xuất hiện rất nhanh chóng: cái này vừa xuất hiện đã mất ngay để cho cái khác đến thay thế

• quá trình liên tưởng cũng rất nhanh chóng: bệnh nhân liên tưởng theo mọi kích thích bên ngoài, theo vần điệu của câu nói của mình. Vì vậy chủ đề ta

Duy luôn luôn thay đổi , việc nọ sọ việc kia . chơi chữ , nói theo vần theo vè , theo ca dao tục ngữ vv…

_trong cơn hưng cảm điển hình vẫn có thể xuất hiện hoang tưởng tự cao với những đặc điểm riêng hoang tưởng tồn tại song song với khí sắc hưng phấn, khí sắc trở lại bình thường khi hoang tưởng cũng mờ đi rồi mất: nội dung thường cụ thể gắn liền với thực tế, không hoang đường thường thể hiện việc đánh giá quá cao giá trị bản than

3. Hoạt dộng hưng phấn :

Bệnh nhân không ngủ hay ngủi rất ít, luôn luôn náo động can thiệp vào mọi việc của những người xung quanh.

Rất nhiều kế hoạch nhưng không kế hoạch nào hoàn thành, làm đủ việc nhưng không việc nào đến nơi đến chốn.

Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15

Trong hưng cảm cao độ có thể có hiện tượng giải tỏa bản năng( rượu, chè, hút xách, loạn dục ….)

Theo nguyên tắc bệnh nhân hưng cảm điển hình không kích động dị kỳ, phá hoại dữ dội. Nhưng hiện tượng này có thể xảy ra nếu có các nhân tố có hại tác động vào (quá mệt mỏi, nhiễm khuẩn , nhiễm độc…)

Ngoài bộ ba triệu chứng kể trên, còn có những rối loạn tâm thần nhẹ khác như:

• Ảo giác đơn sơ có liên quan với cảm xúc hưng phấn (ngửi mùi thơm, thấy cảnh đẹp xung quanh ….)

• Ảo tưởng thị giác (thấy những người xung quanh chào mừng mình). • Chú ý rất di truyền, không thể tập trung vào một đối tượng nhất định. • Tăng nhớ, nhớ giả, nhớ nhầm…

• Trạng thái hưng phấn luôn luôn có những triệu chứng thực vật kèm theo như: người gầy, đói khát tăng, than nhiệt tăng, mạch nhanh, huyết áp giảm, tiết nhiều mồ hôi, nước bọt…

B – CƠN TRẦM CẢM ĐIỂN HÌNH

Cơn trầm cảm có những nét hoàn toàn ngược lại với con hưng cảm.

Cơn thường xuất hiện sau một sang chấn tâm thần, một hoàn cảnh xung đột, sau những nhân tố làm suy yếu cơ thể. Cũng có thể tự phát xảy ra.

Cơn thường hình thành từ từ trong nhiều tuần với hội chứng suy nhược và khí sắc ngày càng giảm.

Cuối cùng, hội chứng trầm cảm xuất hiện đầy đủ với bộ ba triệu chứng sau này:

1. Cảm xúc ức chế:

Đây là triệu chứng chủ yếu:

Bệnh nhân cảm thấy một nổi buồn có nhiều sắc thái khác nhau gọi là nỗi buồn sinh thể (vital) mang tính chất nội sinh: trên cơ sở nhiều rối loạn cảm giác bản thể (đau thắt vùng ngực, nôn nao trong bụng, rã rời tay chân,….), bệnh nhân thấy khó chịu, bất an, bất lực; những cảm giác này mơ hồ nhưng lan tỏa

Nỗi buồn thường kèm theo hiện tượng mất cảm giác tâm thần: bệnh nhân thấy cảm xúc lán hạ dần, không còn yêu, ghét, buồn, giận như trước khi bị bệnh nữa.

Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15

Đôi khi kèm theo các hiện tượng giải thể nhân cách, và tri giác sai thực tại (cơ thể biến đổi, xung quanh mờ xám…)

Nỗi buồn biểu hiện rất rõ ràng ra nét mặt và dáng điệu: các nét ở mặt rũ xuống, mắt mở to đăm đăm suy nghĩ hay rơm rớm nước mắt, cau mày, nhăn trán…

2. Tư duy bị ức chế:

Bệnh nhân liên tưởng chậm chạp, hồi ức khó khăn. Tư duy bị chìm đắm trong những chủ đề trầm cảm. Câu hỏi thông thường, tính toán đơn giản, bệnh nhân cũng không trả lời được.

Thường bệnh nhân nói chậm, nói nhỏ, nói thì thào hoặc nói từng tiếng một. Đôi khi không nói một phần hay không nói hoàn toàn. Có khi rầu rĩ, khóc lóc…

Trong óc xuất hiện nhiều định kiến tự ti, hay nặng hơn, hoang tưởng tự buộc tội: bệnh nhân tự cho mình có phẩm chất xấu, phạm nhiều tội lỗi, gây tai họa cho gia đình. Do đó không dám ăn, không dám bắt tay hay ngồi cùng bàn với người khác…

Đôi khi kèm theo hoang tưởng nghi bệnh mang mầu sắc tự ti, bị tội: phẩm chất mình xấu nên thân thể mình cũng hư hỏng, thối tha,…

Trên cơ sở haong tưởng tự buộc tội thường xuất hiện ý tưởng tự sát. Ý tưởng này rất dai dẳng cho nên thầy thuốc phải luôn luôn cảnh giác, theo dõi ngày đêm.

3. Hoạt động bị ức chế:

Bệnh nhân ngồi im lặng hàng giờ, khom lưng, cúi đầu, hay nằm nép vào một góc giường, trùm chăn. Có thể hoạt động hạn chế kết hợp với những hành vi đơn điệu (đi lờ đờ, quanh quẩn trong phòng, chốc chốc lại muốn bỏ phòng ra đi).

Trên nền tảng hoạt động bị ức chế, có thể đột nhiên xuất hiện một cơn buồn sâu sắc, thất vọng nặng nề, gọi là cơn xung động trầm cảm (la thét, thổn thức, lẫn lộn…). Trong cơn xung động này, bệnh nhân có thể tự sát trong chớp nhoáng hay giết người thân rồi tự sát. Cơn xung đột có thể xuất hiện vào lúc bất ngờ nhất, vì vậy đối với bệnh nhân trầm cảm, xin nhắc lại, phải thường xuyên cảnh giác, nhất là từ lúc nửa đêm về sáng.

Ngoài các triệu chứng đặc trưng kể trên, bệnh nhân trầm cảm có thể có những triệu chứng tâm thần khác như:

• Ảo tưởng và ảo giác, gặp nhiều hơn so với trạng thái hưng cảm. Nội dung thường phản án hoang tưởng tự buộc tội: nghe tiếng nói tố cáo tội lỗi của mình hay báo trước hình phạt, tiếng khóc, tiếng kèn đám ma…

• Sự chú ý trì trệ, tập trung hoàn toàn vào nỗi đau khổ bên trong. • Trí nhớ giảm sút.

Về mặt cơ thể, bệnh nhân trầm cảm có nhiều rối loạn thực vật nội tạng hơn là bệnh nhân hưng cảm: có thể có những biểu hiện cường giao cảm hoặc cường đối giao cảm. Trương lực mạch giảm trong trạng thái bất động, tăng trong trạng thái lo âu. Thường xuyên có rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, lưỡi trắng, táo bòn, ỉa lỏng, … Cảm giác, phản xạ gân xương, trương lực cơ đều giảm,…

Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 166)