Các loại ảo giác thật

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 30)

thường bệnh nhân thấy xuất hiện bên ngoài nhiều hơn là trong chủ quan mình. 1. ảo thanh: thường gặp nhất.

Nội dung rất đa dạng. Đôi khi ảo thanh thô sơ: tiếng chuông, tiếng còi, tiếng súng, tiếng máy nổ, điệu nhạc, v.v... thường gặp nhất là tiếng người nói

tiếng nói: rất rõ ràng, có vị trí nhất định trong không gian, nói thẳng với bệnh nhân, hay nghe hai hoặc nhiều tiếng nói với nhau về bệnh nhân, khi tăng khi giảm, xuất hiện theo chu kì. v.v... nội dung lời nói có thể: mắng chửi, dọa nạt, ra lệnh, chế diễu, khen ngợi, bình phẩm, tiếng khen và tiếng chê lẫn lộn.

Ảo thanh ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc và hành vi của bệnh nhân: đau khổ, lo sợ, tự sát, giết người, v..v... bệnh nhân phản ứng với ảo thanh bằng nhiều cách: lắng nghe, bịt tai, nhét bông vào tai, nói chuyện với ảo thanh, trả lời thì thầm, v..v...

có thể gặp trong nhiều bệnh tâm thần khác nhau: loạn thần nhiễm khuẩn, loạn thần phản ứng, tâm thần phân liệt, v.v....

2. ảo thị: cũng thường gặp (sau ảo thanh) và thường kết hợp với ảo thanh

thường xuất hiện nhiều nhất và lúc quá trình tri giác bị trở ngại: khi rối loạn ý thức (mê sảng, mê mộng), khi quá mệt mỏi, hoảng hốt, hay khi điều kiện ánh sáng yếu (đêm tối, hoàng hôn) nội dung ảo thị cũng rất đa dạng: có thể một màu sắc mơ hồ hay một hình ảnh rõ rệt. Có thể là người, súc vật, ma quỷ, phong cảnh, cảnh tượng, v.v... có thể là những hình ảnh sinh động luôn thay đổi hay những hình ảnh im lìm, bất động. Có thể là ảo thị khổng lồ (macropsie, hallacination gulliverienne) hay ảo thị tí hon (micropsie, hallucination elliputienne); có thể là ảo thị tâm hay ảo thị hình thóp tiếng nói, có thể là ảo thị tự thấy (autoscopie: bệnh nhân tự thấy mình trong thể phủ định (phần này mờ quá k dịch được)

phản ứng của bệnh nhân đối với ảo thị cũng rất khác nhau: say mê nhìn ngắm, bàng quan hay tham gia các hoạt động cùng ảo thị, v.v...

gặp trong nhiều bệnh tâm thần khác nhau: thường nhất trong các bệnh loạn thần cấp, loạn thần nhiễm khuẩn, và trong các hội chứng rối loạn ý thức, nhiễm độc rượu, v.v...

3. ảo vị và ảo khứu: rất ít gặp.

Hai loại ảo giác này thường đi đôi với nhau và thường xuất hiện cùng với hoang tưởng. Thí dụ: nghi bị đầu độc và ngửi thấy mùi thối trong cơm và ăn thấy đắng.

Nội dung của ảo vị và ảo khứu thường là những mùi khó chịu: đắng, chua, cay, mùi thịt thối, mùi tóc cháy, cao su cháy, trứng gà ung, v.v...

có thể gặp trong bệnh tâm thần phân liệt cấp, thường gặp nhất trong động kinh tâm thần (tổn thương khu trú ở thùy thái dương).

4. ảo giác xúc giác:

nội dung rất đa dạng: cảm gia ngoài da như nóng bỏng, ẩm ướt, tẻ lạnh, côn trùng bò, kim châm, điện giật, dây sợi quấn khắp người, v.v... có thể xuất hiện từng lúc hay thường xuyên, có khi kết hợp với ảo thị.

Thường gặp nhất trong loạn thần nhiễm độc (cocain,cloral, rượu, v.v...) và trong hoang tưởng nghi bệnh. Có thể gặp trong tâm thần phân liệt, loạn thần nhiễm khuẩn, v.v....

5. ảo giác nội tạng và ảo giác về sơ đồ cơ thể:

nội dung rất phức tạp: đỉa trong tai, rắn trong bụng, nước chảy róc rách trong đầu, ếch trong dạ dày, điện giật trong tim, tay chân biến đổi, ma quỷ nhập trong người, bị sờ mó, bị hiếp dâm, v.v... gặp trong tâm thần phân liệt, hoang tưởng nghi bệnh và thường kết hợp với ảo thị.

6. các ảo giác đặc biệt:

a) ảo thanh chức năng (hallucination fonctionnelle):

ảo thanh xuất hiện đồng thời với một âm thanh có thực bên ngoài. Âm thanh này mất đi ảo thanh cũng mất. Thí dụ: vừa nghe vòi nước chảy, vừa nghe nước dặn dò. Âm thanh bên ngoài thường là những âm thanh riêng lẻ, giản đơn: tiếng lá rì rào, tiếng nước chảy, tiếng tích tắc đồng hồ, v.v... điểm xuất phát của ảo thanh cũng là điểm xuất phát của âm thanh bên ngoài.

b) ảo giác lúc giờ thức giấc ngủ (hallucination hypnagogique)

ảo giác xuất hiện lúc sắp ngủ hay sắp thức dậy, trong bóng tối hay trong ánh sáng lờ mờ. Ảo giác thường lặp đi lặp lại với tính chất ám ảnh hay tính chất định hình. Có thể có đủ các loại ảo giác (ảo thị, ảo thanh, v..v...)

thường gặp nhất trong loạn thần phản ứng và thường phản ánh nội dung sang chấn tâm thần.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 30)