Có rất nhiều thể, sau đây là những thể chính:
1. Loạn thần phản ứng cấp:
Thường xuất hiện sau choáng tâm thần, biểu hiện dưới thể quá động hay thể thiểu động.
α) Thể quá động (hay kích động)
Sau choáng tâm thần, bệnh nhân mất định hướng, kêu rú lên, bỏ chạy lung tung, có những hành động vô nghĩa (nhảy qua cửa sổ, đập phá,…).
Ở mặt trận, có trường hợp bỏ nơi ẩn nấp, thét to, cầm súng chạy thẳng lên phía trước.
Trạng thái này quá chóng, sau cơn, bệnh nhân quên tất cả hay chỉ nhớ từng mảnh sự việc rời rạc.
β) Thể thiểu động (hay bất động)
Sau choáng tâm thần, bệnh nhân trở nên đờ đẫn, im lặng, không nói, không ăn, đôi khi có trạng thái giống căng trương lực.
Có khi xuất hiện hiện tượng tê liệt cảm xúc: bệnh nhân mất hết phản ứng sợ hãi mặc dù biết hoàn cảnh nguy hiểm xung quanh, biết tất cả sự việc xảy ra xung quanh. Ở mặt trận, có trường hợp quên là có địch bao vây, bom rơi đạn nổ xung quanh, bệnh nhân vẫn đứng sững sờ, không cử động.
Trạng thái này cũng quá chóng, sau cơn bệnh nhân cũng quên, trừ trường hợp tê liệt cảm xúc thì vẫn nhớ.
Trạng thái kích động hay bất động đều kèm theo rối loạn thực vật trầm trọng: đổ mồ hôi, rối loạn tim mạch, đi ỉa lỏng,…
2. Loạn thần phản ứng bán cấp:
Các thể bán cấp hoặc xuất hiện từ từ sau sang chấn một thời gian (gọi là thời gian ngấm sang chấn), hoặc từ các thể cấp kéo dài chuyển sang. Có nhiều thể, thường gặp nhất là các thể sau này:
α) Thể trầm cảm phản ứng.
Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15
Vận động bị ức chế nhẹ, bệnh nhân thường nằm trên giường không muốn làm gì, cái gì cũng chán.
Tư duy tập trung hoàn toàn vào sang chấn. Không có ý tưởng tự buộc tội, mà thường thanh minh cho mình và buộc tội người khác.
Có khi suốt ngày khóc lóc, kêu rên, đấm ngực,… chú ý theo dõi thái độ người khác đối với mình.
Rất hiếm gặp trường hợp tự sát, nhưng vẫn phải cảnh giác đề phòng, nhất là khi bệnh nhân có nỗi khổ tâm quá lớn.
Trạng thái này giảm dần sau một thời gian dài hay ngắn tùy thuộc tính cách của bệnh nhân và trạng thái của cơ thể. Nếu hoàn cảnh gây sang chấn mất đi, bệnh càng chóng khỏi.
β) Thể hoang tưởng phản ứng.
Nổi bật lên trong bệnh cảnh là hoang tưởng kèm theo cảm xúc lo sợ.
Thường là hoang tưởng liên hệ và hoang tưởng bị truy hại. Hoang tưởng phản ánh nội dung của sang chấn (ví dụ: phạm nhân cho là người ta đang chuẩn bị bắn mình).
Có khi hoang tưởng kèm theo ảo giác, áo giác củng cố hoang tưởng và cũng phản ánh nội dung sang chấn (ví dụ: người bị bom vùi thấy máy bay, chiến sĩ ngoài mặt trận, thấy quân thu bao vây).
Thể hoang tưởng thường xuất hiện ở những người có thêm những nhân tố thuận lợi (mất ngủ kéo dài, bị chấn thương, bị bệnh cơ thể…), và cũng tiến triển theo trạng thái của cơ thể và tính chất của sang chấn.
χ) Thể ảo giác phản ứng.
Thể này rất hiếm thấy dưới dạng ảo giác thuần túy.
Thường là ảo thanh nổi bật lên hàng đầu. Bệnh nhân nghe nhiều tiếng nói, có tiếng chỉ trích bệnh nhân, có tiếng bênh vực bệnh nhân.
Ảo thanh phản ánh nội dung sang chấn. Ví dụ: phạm nhân nghe thấy người thân đang thanh minh cho mình, công tố ủy viên đang buộc tội mình, vợ con đang khóc lóc, cầu cứu,… Có khi ảo thanh kết hợp với ảo thị. Ví dụ: bà mẹ thấy đứa con đã chết đang ngồi bên cạnh và nói chuyện với con, cho con ăn,…
Điều kiện xuất hiện và tiến triển của thể này giống như thể hoang tưởng.
Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15
Khác với bệnh tâm căn hysteria, loạn thần hysteria có nhiều triệu chứng tâm thần nặng, nhất là trạng thái rối loạn ý thức (thường là trạng thái hoàng hôn).
Có nhiều bệnh cảnh, có thể chuyển từ bệnh cảnh này sang bệnh cảnh khác. Thường gặp nhất là:
Hội chứng sa sút giả:
• Ý thức rối loạn nhẹ.
• Trả lời các câu hỏi thông thường (2+2=3).
• Không làm được những động tác giản đơn (không biết mặc áo) nhưng có khi đột nhiên làm được những động tác phức tạp.
• Nét mặt ngơ ngẩn (nhăn trán, trợn mắt, méo mồm), sờ mó đồ vật,…
• Phản ứng sợ hãi, vô lý (chui xuống gầm giường).
• Có thể tiến triển cấp, mất đi trong vài ngày nhưng đôi khi kéo dài hàng tháng.
Hội chừng trẻ con hóa:
• Tác phong, nét mặt, lời nói, điệu bộ, phán đoán, phản ứng, cảm xúc đều mang tính chất trẻ con: nói ngọng, xưng mày tao với mọi người hay thưa cô thưa chú với người còn trẻ, chạy tung tăng, làm nũng, hờn dỗi, dẫm chân, khóc hu hu,…
• Không làm được những việc giản đơn (như trong hội chứng sa sút giả).
• Có khuynh hướng kéo dài hơn hội chứng sa sút giả.
ε) Thể bất động phản ứng (bán cấp).
Thường là giai đoạn cuối của các thể bán cấp nói trên, nhất là thể hysteria phản ứng.
Bệnh nhân không nói hoàn toàn và không vận động: ngậm miệng, nhắm mắt, không ăn, đại tiểu tiện tại chỗ.
Sợ hãi lộ ra nét mặt, tim đập nhanh, mồ hôi ra nhiều. Bệnh tiến triển từ từ và có khuynh hướng kéo dài.
III. Chẩn đoán.
Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15
Căn cứ vào các đặc điểm sau này:
• Bệnh xuất hiện ngay hay một thời gian ngắn sau sang chấn tâm thần.
• Sang chấn tâm thần phải mạnh, đột ngột và vượt sức chịu đựng của bệnh nhân hay sang chấn không mạnh lắm nhưng xuất hiện liên tiếp.
• Nội dung các triệu chứng có liên quan trực tiếp và phản ánh sâu sắc nội dung của sang chấn.
• Trước đã có lần phản ứng nhẹ trước sang chấn hay có những nhân tố thuận lợi thúc đẩy bệnh phát sinh.
• Khi điều trị đúng, bệnh khỏi nhanh và khỏi hoàn toàn.
2. Chẩn đoán phân biệt:
Sang chấn tâm thần thường là một nhân tố làm bùng nổ một bệnh tâm thần đang tiềm tàng bên trong. Bệnh tâm thần nội sinh lúc đầu có thể biểu hiện như loạn thần phản ứng.
Vì vậy cần phân biệt sớm loạn thần phản ứng với một số bệnh loạn thần, đặc biệt là với bệnh tâm thần phân liệt (căn cứ vào 5 đặc điểm để chẩn đoán quyết định kể trên và những đặc điểm của tâm thần phân liệt như tính thiếu hòa hợp, tính tự kỷ,… bệnh tâm thần phân liệt kéo dài và ngày càng nặng,…
IV. Điều trị.
Chấm dứt ngay nguồn sang chấn: thay đổi môi trường sinh sống một thời gian (tốt nhất cho nằm viện). Giúp đỡ để bệnh nhân có một lối thoát hợp lý nhất ra khỏi sang chấn (giải thích cho gia đình, tập thể, bàn bạc với bệnh nhân,…).
Áp dụng liệu pháp tâm lý trực tiếp với những trường hợp nhẹ, còn tiếp xúc được tốt.
Đối với những trường hợp có hội chứng tâm thần nặng, dùng các loại thuốc an thần thích ứng (aminazin, peridol với trạng thái hoang tưởng, sốc điện và melipramin với trạng thái trầm cảm, …).
Loại trừ những nhân tố thuận lợi đã thúc đẩy bệnh phát sinh: bồi dưỡng cơ thể, dùng các thuốc bồi dưỡng thần kinh (các loại vitamin, axid glutamic 1-3 g một ngày,…), để nằm an dưỡng,… Nếu bệnh tiến triển xấu, có khuynh hướng kéo dài, có thể chữa bằng insulin làm hạ đường huyết hay bằng giấc ngủ kéo dài.