Xu hướng ,hành vi ám ảnh:

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 43)

II – Các rối loạn tư duy A – Rối loạn ngôn ngữ

B – Rối loạn nội dung tư duy

B.2.3 Xu hướng ,hành vi ám ảnh:

1 Xu hướng ám ảnh :Thí dụ:xu hướng chửi người qua đường ,xu hướng nhảy qua cửa sổ , xu hướng cầm dao đâm con vv…

Chính xu hướng ám ảnh là loại ám ảnh buộc bệnh nhân phải đấu tranh cũng thẳng thắn ,đau khổ nhất

2Nghi thức ám ảnh (rites obsessionnelles):có liên quan với hoài nghi và lo sợ ám ảnh .Thường là một phương thức đấu tranh tự vệ với các loại ám ảnh trên.Thí dụ :bà mẹ cứ ra đi làm là lo con ở nhà rơi xuống bể nước cho nên mỗi lần ra đi phải quay mặt lại phía cửa sổ rồi mới yên tâm đi thẳng .

3 thói quen ám ảnh :thói quen chỉ trở thành ám ảnh khi nào những người xung quanh có nhận xét , bệnh nhân biết là không thích hợp, tự đấu tranh để bỏ đi nhưng không bỏ được .Thí dụ :trong khi nói chuyện lặp đi lặp lại một số chữ .Tất cả đều biết rằng vv… hay vừa nói vừa vuốt tóc vv….

Hội chứng ám ảnh thường gặp nhất trong bệnh tâm căn ám ảnh ,bệnh tâm căn suy nhược tâm thần ,trong giai đoạn đầu của bệnh tâm thần phân liệt

B3 HOANG TƯỞNG

Hoang tưởng là những ý tưởng phá n đoán sai lầm ,khong o phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra , nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn chính xác không thể giải thích đả thông được ,Hoang tưởng chỉ mất đi khi nào bệnh nhân khỏi hay thuyên giảm .

Hoang tưởng là triệu chứng chủ yếu của các bệnh loạn thần .Hoang tưởng có một quá trình hình thành rất phức tạp ,có liên quan rất mật thiết với các rối loạn tâm thần khác . Hoang tưởng nhất là hoang tưởng suy đoán thường kéo dài và làm biến đổi sâu sắc nhân cách của bệnh nhân,ảnh hưởng rất nhiều đến các thành phần hoạt động tâm thần khác.

B3.1 Hình thành hoang tưởng

Hoang tưởng được hình thành và tiến triển qua các giai đoạn sau đây:

1. Khí sắc hoang tưởng :bệnh nhân lo lắng chờ đợi một cái gì bất thường quan trọng sẽ đến với mình ,làm thay đổi cuộc đời mình

2. Tri giác hoang tưởng: bệnh nhân nhìn thấy người khác và súc vật xung quanh có một các gì đặc biệt khác thường, có liên quan đến thân phận mình, nhưng không tự giải thích được. 3. Suy đoán hoang tưởng: trong cái đặc biệt, khác thường ấy, dần dần bệnh nhân tìm thấy ý nghĩa ngày càng rõ ràng và bệnh nhân giải thích theo lối suy đoán riêng của mình.

4. Hoang tưởng kết tinh: hoang tưởng hình thành và ngày càng được củng cố thành hệ thống vững vàng, cố định.

6 Hoang tưởng tan biến: hoang tưởng có thế biến đi một cách tự phát hay do điều trị hoặc tan rã trong trí tuệ sa sút

Nguồn gốc của hoang tưởng có thề: từ định kiến hay ám ảnh chuyển sang từ ảo giác mà hình thành hoặc hiện tượng duy nhất cua một bệnh loạn thần còn sót lại (hoang tưởng di chứng).

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w