Tăng cảm giác hyperesthesia

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 27)

II. triệu chứng âm tính và dương tính.

1. tăng cảm giác hyperesthesia

ngưỡng kích thích hạ xuống, vì vậy kích thích trung bình hay nhẹ, bệnh nhân cũng cho là quá mạnh, không chịu đựng được. Thí dụ: không chịu được ánh sáng mở cửa phòng ngủ, tiếng đập cửa mà nghe ầm ầm như tiếng bom nổ. v.v...

đó là triệu chứng đầu tiên của các bệnh loạn thần, nhất là bệnh loạn thần cấp. Còn gặp trong các trạng thái quá mệt mỏi ở người bình thường.

2. giảm cảm giác hypoesthesia

ngưỡng kích thích tăng lên, do đó bệnh nhân không tri giác các kích thích nhẹ và tri giác mơ hồ, không rõ ràng các kích thích thông thường. Thí dụ: xung quanh như phủ sương mù, mọi tiếng động trở nên xa xôi, thức ăn thấy nhạt nhẽo, hoa không thơm, đèn không sáng, v.v... thường gặp trong các trạng thái trầm cảm, biểu hiện rõ ràng trong triệu chứng cảm giác sai thực tại. Còn gặp trong trường hợp có tổn thương ở đồi thị.

3. loạn cảm giác bản thể cenestopathia

bệnh nhân thường xuyên có những cảm giác đau nhức, khó chịu, lạ lùng trong cơ thể, nhất là trong các nội tạng, tính chất và khu trú không rõ ràng: nóng bỏng trong dạ dày, điện giật trong óc, cắn xé trong ruột, v.v...

thường gặp trong hội chứng nghi bệnh, trong các trạng thái trầm cảm.

4. ảo tưởng illusion

là tri giác sai lệch về toàn bộ hay hoàn toàn một sự vật hay một hiện tượng có thật bên ngoài. Thí dụ: nhìn dây thừng tưởng là con rắn, nhìn áo dài treo trên tường tưởng là người đang hoạt động, nghe tiếng ô tô tưởng máy bay, v.v...

thường chia ảo giác theo các giác quan: ảo tưởng thị giác, ảo tưởng thính giác, ảo tưởng vị giác, khứu giác, v.v...

ở người bình thường ảo tưởng cũng có thể xuất hiện trong những điều kiện làm trở ngại quá trình tri giác như: không chú ý đầy đủ, ánh sáng lờ mờ, tiếng nói không rõ ràng, quá mệt nhọc, quá lo lắng, sợ hãi, chờ đợi lâu. Tuy nhiên ảo tưởng ở người bình thường sẽ nhanh chóng mất đi khi các điều kiện trở ngại không còn nữa.

Trong trạng thái bệnh lý, thường chia ra các loại ảo tưởng sau đây:

a) ảo tưởng cảm xúc:

xuất hiện những trạng thái cảm xúc bệnh lý: lo âu, sợ hãi, trạng thái trầm cảm, trạng thái hưng cảm, trạng thái trầm cảm- paranoit, v.v... thí dụ: bệnh nhân đang lo lắng chờ đợi một hình phạt nghe tiếng va chạm bát đĩa thành ra tiếng xiềng xích, nghe tiếng ồn ngoài đường thành ra tiếng hò hét của đoàn người đến bắt mình, thấy bóng người thoáng qua cửa sổ thành ra bóng công an đến truy nã mình. Bệnh nhân trong trạng thái hưng cảm ra đường thấy những người xung quanh chào mừng mình, cười thông cảm với mình, v.v....

b) ảo tưởng lời nói:

thường gặp trong các trạng thái trầm cảm. Bệnh nhân nghe câu chuyện thông thường giữa những người xung quanh thành ra những lời cảnh cáo, tố giác, thông báo về hình phạt, v..v.. nhiều khi rất khó phân biệt giữa ảo tưởng lời nói và hoang tưởng liên hệ. Trong ảo tưởng lời nói, bệnh nhân nghe rất rõ lời nói nhưng nghe sai lệch câu này thành câu khác. Trong hoang

tưởng, thường bệnh nhân không nghe rõ mà suy đoán câu chuyện qua thái độ của người xung quanh hay nghe rõ ràng câu nói nhưng tin một ý nghĩa thầm kín sau câu nói ấy, theo hoang tưởng của mình.

c) ảo ảnh kỳ lạ pareidolia

đó là những ảo tưởng rất phong phú, rất sinh động và kỳ lạ, xuất hiện ngoài ý chí bệnh nhân, không phụ thuộc và biến đổi cảm xúc, dồn dập đến và thay thế dần sự vật có thực bên ngoài. Bệnh nhân nhìn vào những chấm sáng trên tường, vào những bức tranh, vào rèm cửa, nhìn lên những đám mây, v.v.... thấy các sự vật ấy biến đổi dần và biến thành những hình ảnh kỳ lạ, những hình người, những khuôn mặt quái gở, những cảnh tượng sinh động. v.v...và bệnh nhân ngắm nhìn những hình ảnh ấy rất thích thú.

Ảo ảnh kì lạ thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của trạng thái mê sảng của bệnh tâm thần phân liệt cấp và của trạng thái mê mộng.

5. ảo giác hallucination tri giác không đối tượng

là cảm giác, tri giác như có thật về một sự vật, một hiện tượng không hề có trong thực tại khách quan. Ảo giác xuất hiện và mất đi không phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân. Ảo giác có thể kèm theo hay không kèm theo rối loạn ý thức (mê sảng, mê mộng) hoặc rối loạn tư duy ( mất phê phán về tri giác sai lầm của mình). Ảo giác có thể xuất hiện lẫn lộn với sự vật thực hay xuất hiện riêng lẻ.

Có nhiều cách phân loại ảo giác:

a) chia theo hình tượng, kết cấu:

ảo giác thô sơ: ảo giác chưa thành hình, không có hình thái và kết cấu rõ rệt. Thí dụ: thấy một ánh hào quang, một đám khói, nghe tiếng rì rào, tiếng động khác thường, v.v..

ảo giác phức tạp: ảo giác có hình tượng rõ ràng, sinh động, có vị trí nhất định trong không gian: thấy người đem dây đến trói mình, nghe tiếng nói trong tường đang ra lệnh cho mình, v.v...

b) chia theo các giác quan: ảo thanh (ảo giác thính giác), ảo thị (ảo giác thị giác), ảo khứu (ảo giác khứu giác), ảo giác xúc giác, và ảo giác nội tạng.

c) chia theo nhận thức và thái độ của bệnh nhân đối với ảo giác

ảo giác thật: bệnh nhân tiếp nhận ảo giác như những hiện tượng sự vật có thật trong thực tại, không nghi ngờ về tính có thật của ảo giác, không phân biệt ảo giác với sự vật thật, không nghĩ rằng có ai làm ra ảo giác, bắt mình phải tiếp thu.

Ảo giác giả: bệnh nhân xem ảo giác như những sự vật, hiện tượng lạ lùng. Không giống với thực tại, phân biệt ảo giác với sự vật thật. Và đặc biệt là bệnh nhân cho rằng có người nào đó gây ảo thị cho mình thấy, làm cho ý nghĩ của mình vang lên thành tiếng, v.v... ảo giác giả luôn luôn mang tính chất bị chi phối.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w