Giới thiệu một số liệu pháp đặc hiệu trong tâm thần học

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 86)

A. Sốc insulin

(Gây hạ đường huyết bằng insulin)

1. Nguyên tắc điều trị: gây hôn mê hạ đường huyết bằng insulin trong vòng nửa giờ, và đánh thức bằng cách cho đường vào cơ thể. và đánh thức bằng cách cho đường vào cơ thể.

2. Phương pháp và kỹ thuật tiến hành (phương pháp cổ điển): Mỗi ngày tiêm cho bệnh nhân một liều lượng insulin tăng dần cho đến khi đạt được liều gây hôn mê bệnh nhân một liều lượng insulin tăng dần cho đến khi đạt được liều gây hôn mê (thường hôn mê khi đường huyết hạ đến 0,30g/l). Có nơi bắt đầu bằng 4 đơn vị insulin và mỗi ngày tăng lên 4 đơn vị. Và liều gây hôn mê trung bình từ 80 đến 120 đơn vị.

Để hôn mê từ 30 phút đến 1 giờ rồi đánh thức bằng cách cho uống nước đường qua mũi hay tiêm nước đường ưu trương vào tĩnh mạch.

3. Chỉ định và liều lượng: hiện nay chỉ định rất hạn chế. Chỉ định chủ yếu là bệnh tâm thần phân liệt điều trị bằng các liệu pháp khác không kết quả. Không dùng liều cao thần phân liệt điều trị bằng các liệu pháp khác không kết quả. Không dùng liều cao cổ điển, mà dùng liều thấp (20 - 40 đơn vị). Không để cho hôn mê mà đánh thức ngay khi ý thức bắt đầu u ám. Mỗi đợt điều trị 15-20 lần.

4. Cơ chế tác dụng: không rõ ràng. Hơn nữa, tỷ số thuyên giảm do sốc insulin không vượt hẳn tỷ số thuyên giảm tự phát nên hiện nay nhiều nơi trên thế giới không dùng vượt hẳn tỷ số thuyên giảm tự phát nên hiện nay nhiều nơi trên thế giới không dùng nữa.

B- SỐC ĐIỆN

1. Nguyên tắc điều trị. Cho một dòng điện qua não gây một cơn co giật động kinh, bệnh nhân hôn mê trong một thời gian, sau đó tinh thần hồi phục dần dần.

2. Phương pháp và kỹ thuật tiến hành: Dùng máy sốc điện. Máy sốc điện là máy có khả năng dùng dòng điện thong thường (110-220 vôn) và thay đổi cường độ dòng điện (50-150mA) để dòng điện có thể gây cơn động kinh mà không gây tổn thương mô não và cơ thể.

Dòng điện thông thường qua máy sốc điện, và chạy qua não do hai điện cực đặt ở hai bên thái dương. Thời gian tác dụng của dòng điện từ 1/10 giấy đến 1 giây. Hiện nay để tránh hiện tương quên sau sốc điện, người ta dung phương pháp sốc điện một bên( chỉ đặt một điện cực ở một bên thái dương)

Sau khi bấm nút máy sốc điện, bệnh nhân lên cơn co giật kiểu động kinh, hôn mê từ 2 đến 5 phút và tỉnh lại dần dần

Từ 40 phút đến 1 giờ sau khi sốc điện, ý thức trở lại bình thường, trạng thái tâm thần tốt hơn.

3. Chỉ định và tiên lượng

Chỉ định chủ yếu là trạng thái trầm cảm với ý tưởng tự sát và trạng thái căng trương lực cơ bất động.

Có thể dùng điều trị trạng thái kích động dữ dội. Liều tấn công: 1 ngày 1 lần, từ 8 đến 10 lần. Liều củng cố: 1 tuần 2 lần trong 3 tuần.

a) Nhiều tác giả cho rằng đồng thời với tạc dụng kích thích não gây cơn động kinh, dòng điện làm đảo lộn toàn bộ hoạt động thần kinh, phá trung khu bệnh lý quản dòng điện làm đảo lộn toàn bộ hoạt động thần kinh, phá trung khu bệnh lý quản tính. Sau đó hoạt động thần kinh khôi phục lại theo cơ chế bình thường của thời kỳ trước khi bị bệnh.

b) Liệu pháp này có tác dụng nhanh nhưng ác liệt, thường gây tâm trạng lo lắng sợ hãi cho bệnh nhân. Ở những nơi có đầy đủ các loại thuốc chống trầm cảm và hãi cho bệnh nhân. Ở những nơi có đầy đủ các loại thuốc chống trầm cảm và chống căng trương lực, biện pháp này chỉ dung khi nào các loại thuốc khác không có tác dụng. Và nếu làm thì gây mê nhẹ trước khi làm sốc

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 86)