CÁC THỂ KHÔNG ĐIỂN HÌNH

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 170)

Trong lâm sàng, có thể gặp những thể không điển hình của bệnh nhân loạn thần hưng trầm cảm.

Có thể là không điển hình về mặt triệu chứng học như:

- Trong bệnh cảnh có thể triệu chứng chủ yếu của trạng thái này (thuộc về cảm xúc) lại kết hợp với triệu chứng không chủ yếu (thuộc về tư duy hay hoạt động) của trạng thái kia (thí dụ: thể hưng cảm xúc ức chế vận động hoặc thể trầm cảm kích động).

- Trong bệnh cảnhc ó thể có những triệu chứng thuộc về những bệnh khác (thí dụ: thể hưng cảm hoang tưởng, thể trầm cảm paranoil…)

Có thể không điển hình về mặt tiến triển. Thí dụ thể hưng cảm mạn tính (bệnh không xuất hiện thành chu kỳ, mà kéo dài trong nhiều năm)

Khuynh hướng hiện nay là thu hẹp phạm vi các thể không điển hình lại, căn cứ vào những tiêu chuẩn quy định cho các thể ấy như sau:

• Rối loạn cảm xúc, có tính chất tự phátm phải chiếm vị trí chủ đạo trong bệnh cảnh.

• Các triệu chứng không điển hình phải đứng vào hàng thứ yếu và tồn tại có tính chất tạm thời.

• Mặc dù cơn tái hiện nhiều lần vẫn không có dị tật tâm thần đáng kể.

Trong nhiều thể không điển hình, có mấy thể sau đây được chú ý nghiên cứu kỹ nhất:

1. Thể trầm cảm thực vật:

Trong bệnh cảnh, các rối loạn thần kinh thực vật lại nổi bật lên hàng đầu, đôi khi lấn át cả hội chứng nền tảng là hội chứng trầm cảm.

Các triệu chứng thực vật cũng xuất hiện theo chu kỳ trầm cảm và rất đa dạng: ra cơn mồ hôi, cơn đánh trống ngực, cơn nôn mửa, cơn đau vùng tim…

2. Thể loạn khi sắc nội phản ứng:

Weibrecht đã mô tả đầy đủ thể này với các đặc điểm lâm sàng như sau:

• Bệnh xuất hiện theo chu kỳ nhưng mỗi chu kỳ kéo dài rất lâu. Bệnh phát triển và thoái triển từ từ.

• Bệnh thường xuất hiện ở những người đứng tuổi, sau một nhân tố thuận lợi (thường là sang chấn tâm thần). Lúc đầu, các triệu chứng mang màu sắc phản ứng nhưng dần dần tính chất nội sinh nổi lên rõ rệt.

• Không có ý tưởng tự buộc tội, không có hiện tượng ức chế vẫn động và tư duy. Nổi bật lên là ý tưởng nghi bệnh trên nền tảng loạn khí sắc: dễ bị kích thích, càu nhàu, bất mãn…

3. Thể khí sắc chu kỳ:

Đây là một thể nhẹ, thô sơ, của loạn thần hưng trầm cảm. Cơn hưng cảm hay trầm cảm cũng xuất hiện theo chu kỳ nhưng không biểu hiện rõ nét. Vì vậy có trường hợp chẩn đoán nhầm với khí sắc không ổn định của bệnh tâm căn.

Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15

Cơn trầm cảm thường biểu hiện khí sắc trầm, buồn rầu không duyên cớ, ý nghĩ không linh hoạt, vận động hạn chế, năng suất giảm,…Vẫn có thể xuất hiện ý tưởng tự tim tự sát, cần phải theo dõi, đề phòng.

Cơn hưng cảm cũng nhẹ nhàng đơn xơ: khí sắc tăng vừa phải, bệnh nhân trở nên hoạt bát, tích cực, cởi mở, dễ dãi với mọi người.

Giữa hai cơn, tâm thần hoạt động bình thường.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 170)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w