I. KÍCH ĐỘNG
2. Cách xử trí:
α) Trong lâm sàng, hết sức chú ý phát hiện sớm hội chứng trầm cảm và theo dõi chặt chẽ.
β) Khi đã bắt đầu thực hiện ý tưởng bị tội, phải cho vào viên, tiến hành điều trị ngay, và cho thi hành chế độ theo dõi ngày và đêm.
χ) Trong phòng riêng và trong người bệnh nhân không để 1 vật gì có thể dùng để tự sát( dây, vật nhọn, lưỡi dao, thuốc ngủ….). tuy nhiên không thể lường trước tất cả các hình thức tự sat( cắn lưỡi, đâm đầu vào tường gục đầu vào chậu nước, nhét ruột bánh mì đầy mồm và mũi). Vì vậy chủ yếu vẫn là điều trị tích cực và theo dõi sát sao.
δ) Phương pháp điều trị:
Dùng sốc điện có hiệu lực nhanh nhất và chắc chắn nhất: mỗi ngày 1 lần cho đến khi mất hội chứng trầm cảm ( thường từ 8 tới 12 tuần).
Có thể dùng thuốc chống trầm cảm mlipramin. Nhưng melipramin phát huy tác dụng chậm sau 15 ngày và có tác dụng kích thích hoang tưởng và ảo giác. Vì vậy dùng thuốc này theo nguyên tắc sau :
• Dùng lâu ngày cho đến khi hết hội chứng trầm cảm, và kéo dài thêm 1-2 tuần nữa. liệu lượng mỗi ngày 200-300mg (8-12 viên 0.025g).
• Trong khi dùng vẫn không ngừng theo dõi chặt chẽ, không dùng anafrannil và amitritylin vì tác dụng manh.
• Kết hợp với aminazin liều thấp 100-200 mg mỗi ngày 4-8 viên 0.025. có nozinan thì tốt hơn (150mg).
• Khi không thấy hiệu quả thì sốc điện ngay.
ε) Cần đặc biệt đề phòng trường hợp bệnh nhận giả khỏi bệnh và xin ra viện để khỏi bị theo dõi và thực hiện ý định tự sát dễ dàng hơn. Vì vậy khi bệnh nhân kahi đã hết ý tưởng tự sát, khi sắc thái trở nên vui vẻ và hoạt động tăng lên, vẫn phải giữ lại thêm 1 thời gian để tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi chắc chắn không còn hội chứng trầm cảm nữa.
Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15