LIỆU PHÁP THÍCH ỨNG XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 89)

Gồm tất cả những biện pháp nhằm làm cho bệnh nhân tâm thần không tách rời quá xa các phương thức sinh hoạt xã hội trước khi bị bệnh, nhằm làm cho bệnh nhân khi ra viện có thể thích ứng ngay với cuộc sống.

1. Lý do tổ chức liệu pháp thích ứng xã hội:

Bệnh tâm thần mạn tính - nhất là bệnh nhân phân liệt - có khuynh hướng thoát ly thực tế xã hội, tránh tiếp xúc với người khác, không muốn hoạt động, vì vậy ngay trong bệnh viện phải tạo mọi điều kiện duy trì tiếp xúc với thực tế xã hội cho bệnh nhân.

Bệnh nhân tâm thần nằm bệnh viên lâu ngày có thể mất những thói quen sinh hoạt trước kia. Nếu không huấn luyện ngay trong bệnh viện thì mặc dù thuốc men và các biện pháp khác đã làm mất hết những hiện tượng bệnh lý, bệnh nhân vẫn chưa khôi phục được nhân cách bình thường trước khi bị bệnh, chưa thích ứng được với môi trường sinh sống cũ

2. Các hình thức tổ chức của liệu pháp thích ứng xã hội:

a) Liệu pháp lao động: Đó là hình thức cơ bản nhất.

Ngoài các cơ sở điều trị, cần có những tổ chức đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của bệnh nhân: Chỗ giải trí, chỗ xem phim, cửa hàng cắt tóc, cửa hàng ăn, cửa hàng bách hóa, thư viện, v.v....

Nếu là bệnh viện phục vụ đa số bệnh nhân ở nông thôn thì khung cảnh bên ngoài và tổ chức kiến trúc bên trong cũng cần tưuơng tự như cảnh nông thôn, làm thế nào cho người bệnh nông thôn không bị bỡ ngỡ, lạc lõng khi bước chân vào bệnh viên. Đối với ệnh viện phục vụ bệnh nhân thành thị cũng cần phải có môi trường tương ứng.

c) Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân phải linh hoạt và bao gồm nhiều mặt: Ngoài giờ điều trị, lao động, phải được bố trí thì giờ để tham gia thể thao, thể dục, văn nghệ, đi thư viện, tiếp người thân, v.v...

Từng thời kì cần tổ chức cho bệnh nhân đi tham quan một số cơ sở văn hóa hay giải trí ngoài bệnh viện.

d) Tổ chức cho bệnh nhân thường xuyên liên hệ với sinh hoạt xã hội bên ngoài:

Đối với bệnh nhân đã bình tĩnh, có thể thư bảy cho về sinh hoạt với gia đình, tập thể, cơ quan, rồi thứ hai lại đến. Có thể gửi bệnh nhân đến lao động ở một xưởng thủ công, một xí nghiệp, hay một tổ chức hợp tác xã nông nghiệp, sáng đi chiều về.

e) Tạo điều kiện cho bệnh nhân được tiếp tục sinh hoạt học tập theo khuynh hướng, năng khiếu, sở thích của mình: Có thể tổ chức những lớp bổ túc văn hóa, lớp văn nghệ nghiệp dư, lớp sinh ngữ, v.v...

Đối với bệnh nhân ít tuổi, tổ chức lớp học văn hóa thích ứng.

Thành lập những nhóm nhỏ như: nhóm chơi nhạc, nhóm đánh cờ, nhóm bóng chuỳen, nhóm bóng bàn, v.v....

Liệu pháp thích ứng xã hội đòi hỏi địa điểm rộng, kinh phí lớn, biên chế nhiều và trình độ tổ chức cao. Vì vậy hiện nay liệu pháp này chỉ được thực hiện toàn diện và đầy đủ ở một số ít bệnh viện. Đa số bệnh viện tâm thần hiện nay chỉ thực hiện được một số mặt, thực hiện từng phần.

Bài 15 LIỆU PHÁP HÓA DƯỢC

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w