XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 80)

Khoa tâm thần học cũng cần các xét nghiệm lâm sàng mà khoa học thần kinh và khoa nội vẫn thường dùng, tuy nhiên mỗi bệnh tâm thần có những yêu cầu xét nghiệm riêng.

1. Xét nghiệm dịch não tủy

Theo nguyên tắc phải xét nghiệm dịch não tủy cho tất cả các bệnh tâm thần, nhưng trong thực tế yêu cầu này không gay gắt như đối với các bệnh thần kinh.

Những trường hợp sau này nhất thiết phải làm: giang mai thần kinh (phản ứng BW), nhiễm khuẩn thần kinh (tế bào, albumin, vi khuẩn,…), kích động người già, chấn thương sọ não, teo não (đo áp lự dịch não tủy), loan thần thực thể ở não.

2. Xét nghiệm máu, nước tiểu (một số thí dụ): -Đếm hồng cầu (thiếu máu Biermer có rối loạn tâm thần).

-Công thức bạch cầu (mất bạch cầu đa nhân trong điều trị thuốc an thần liều cao kéo dài). -Phản ứng về chức năng gan (theo dõi nhiễm độc thuốc an thần).

-Định lượng đường huyết (tăng lên trong cảm xúc căng thẳng) : xét nghiệm tối cần thiết trong sốc insulin.

-Định lượng ure huyết (mê sảng, kích động).

-Định lượng cholesterol trong máu (loạn thần tuổi già). -Phản ứng BW, Nelson (liệt toàn thể tiến triển).

-Định lượng natri và kali huyết (loan thần cấp, rối loạn ý thức kiểu loại trừ,.). -Định lượng canci huyết (phân biệt histeria với tetani).

-Định lượng các chất trung gian hóa học (men cholinesteraza, adrenalin, noradrenalin, serotonin,…) nhằm nghiên cứu các hội chứng cảm xúc, tác dụng điều trị hóa học,…

3. X-quang sọ não

Chụp não bơm hơi: loạn thần tuổi già, Alzheimer và Pick, tâm thần phân liệt mạn tính (tìm quá trình teo não).

4. Ghi điện não

Giải thích kết quả ghi điện não hiện nay vẫn còn khó khăn trong nhiều bệnh tâm thần, nhất là trong các bệnh tâm căn và loạn thần nội sinh.

Tuy nhiên các tác giả đã bắt đầu thống nhất với nhau về một số kết quả có tính quy luật và ghi điện não ngày càng có vị trí quan trọng trong tâm thần học.

Đặc biệt ghi điện não rất cần thiết trong những trường hợp sau đây: động kinh có rối loạn tâm thần, loạn thần thực thể do tổn thương não (chấn thương sọ não, u não, teo não, viêm não,…).

5. Nghiệm pháp tâm lý

Muốn có kết quả sâu sắc và chính xác, phải làm nhiều nghiệm pháp phức tạp khác nhau và phải do cán bộ có chuyên trách có kinh nghiệm làm.

Thầy thuốc tâm thần có thể tự mình làm một số nghiệm pháp đơn giản (đã nói ở các mục kiểm tra trí nhớ, cảm xúc, tư duy, trí tuệ,…).

Nghiệm pháp tâm lý có thể giúp ích cho các khâu chẩn đoán, theo dõi tiến triển của bệnh, đánh giá kết quả điều trị,…).

Nhưng giải thích kết quả phỉ thận trọng và không thể dùng nghiệm pháp tâm lý thay cho việc tiếp xúc lâm sàng được.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w