a) tách rời khỏi thế giới bên ngoài: tri giác khó, hay mất tri giác sự vật xung quanh. b) mất các năng lực định hướng hay bị rối loạn nhiều.
c) tư duy rời rạc: phán đoán suy yếu hay không phán đoán được. d) nhớ từng mảng hay quên các sự việc xảy ra trong cơn.
2. hội chứng mê sảng (syndrome deslirant):
định hướng về môi trường xung quanh bị rối loạn nặng. Định hướng về không gian và thời gian cũng bị lệch lạc. Định hướng về bản thân còn duy trì.
Rất nhiều rối loạn tri giác: ảo tưởng, ảo ảnh kỳ lạ và ảo giác. Thường là những ảo giác sinh động, rực rỡ, mang tính chất rùng rợn, ghê sợ.
Có thể có hoang tưởng cảm thụ ( hoang tưởng nhận nhầm) và tác phong của bệnh nhân phần lớn bị ảo tưởng, ảo giác chi phối nên thường mang tính kích động nguy hiểm ( tự vệ hay tấn công). Tác phong phản ứng tương xứng với nội dung ảo giác.
Cảm xúc không ổn định: thường là căng thẳng, hoảng hốt, lo âu.
Hội chứng phát triển qua nhiều giai đoạn, tăng về chiều tối, thỉnh thoảng có xen vào những khoảng thời gian ngắn ý thức sáng sủa trở lại. Sau mê sảng, về cảnh mê sảng và cảnh thực, bệnh nhân nhớ rời rạc, từng mảng, không đều, ( những lúc ý thức sáng sủa thì nhớ đầy đủ hơn).
Hội chứng mê sảng thường gặp trong trạng thái loạn thần cấp như trong những trường hợp nhiễm độc và nhiễm khuẩn.
3. hội chứng mê mộng: (sydrome onirique):
trạng thái rối loạn ý thức giống như vừa sống trong cảnh chiêm bao, vừa sống trong cảnh thực.
Định hướng về bản thân bị rối loạn nhiều so với mê sảng. Trong mê sảng, bệnh nhân chỉ là khán giả của các ảo giác, trong mê mộng, bệnh nhân vừa là khán giả vừa là diễn viên, nghĩa là cùng tham gia hoạt động với ảo giác.
Nội dung ảo giác phần lớn là những cảnh tượng kỳ quái, khuếch đại rất đa dạng: bệnh nhân như sống ở cảnh xa lạ, thần tiên, hoang đường, sống những cảnh trong các truyện cổ tích, thần thoại, v.v...nội dung có thể có tính chất trầm cảm mơ mộng: chứng kiến sự sụp đổ của các thành phố, v.v....
tác phong không ăn khớp với nội dung cảnh mộng: bệnh nhân sống say mê, hoạt động ảo giác nhưng bề ngoài thường ít cử động hay bất động. Có thể có kích động nhưng thường kích động đơn điệu, vô nghĩa (trạng thái giống căng trương lực). Nét mặt không lo âu, căng thẳng như trong mê sảng.
Trạng thái mê mộng thường kèm theo hoang tưởng cảm thụ.
Sau mêm mộng, bệnh nhân nhớ rất chi tiết cảnh mộng, còn cảnh thực xen vào, thì nhớ rất ít hay không nhớ gì cả.
Hội chứng mê mộng thường gặp nhất trong bệnh tâm thần phân liệt tiến triển chu kì, động kinh, bệnh thực thể nặng ở não, v.v....
4. hội chứng lú lẫn (syndrome confusionnel):
hội chứng rối loạn ý thức nặng nhất trong các hội chứng ý thức mù mờ.
Trong lú lẫn, rối loạn ý thức thể hiện chủ yếu trong hiện tượng tư duy rời rạc và trạng thái bàng hoàng ngơ ngác, chứng tỏ rối loạn trầm trọng về định hướng xung quanh và bản thân không tiếp xúc được.
Bệnh nhân chỉ tri giác những đối tượng lẻ tẻ bên ngoài, không thể tổng hợp lại được, và cũng không thể tổng hợp được những cảm giác bên trong.
Lời nói gồm những từ rời rạc, không liên quan với nhau, khó hiểu.
Bệnh nhân kích động trong phạm vị giường nằm, động tác cũng rời rạc, vô nghĩa. Về đêm, kích động giống mê sảng ( phản ứng trước ảo thị).
Cảm xúc hết sức không ổn định: khi cười, khi khóc, khi bàng quan, khi trầm cảm. Thường thì bàng hoàng ngơ ngác, bất lực trước mọi vấn đề.
Ảo giác và hoang tưởng cũng lẻ tẻ, rời rạc, thường xuất hiện về đêm. Lú lẫn nặng có thể chuyển sang trạng thái giống căng trương lực (kích động hay bất động). Trạng thái lú lẫn có thể kéo dài hàng tuần, có khi hàng tháng. Sau trạng thái lú lẫn, bệnh nhân quên tất cả.
Hội chứng lú lẫn thường gặp nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc và trong các bệnh thực thể ở não.
5. hội chứng hoàng hôn (syndrome crépuseulaire): đó là trạng thái ý thức bị thu hẹp, nửa tối, nửa sáng, mờ mờ.
Hội chứng xuất hiện đột ngột, bệnh nhân đang bình thường bỗng trở nên mất định hướng ngay. Thường trạng thái tông tại một thời gian ngắn rồi cũng mất đột ngột.
Trong cơn cảm xúc căng thẳng, thường hỗn hợp giữa cảm xúc buồn rầu. Lo lắng và hung dũ. Hành vi động tác thường có tính kế tục, người ngoài không biết bệnh nhân đang ở trạng thái hoàng hôn mà cảnh giác đề phòng.
Thường có ảo thị ghê rợn và hoang tưởng cảm thụ cấp. Chính ảo giác, hoang tưởng và cảm xúc lo âu giận giữ là những nhân tố làm cho bệnh nhân trong trạng thái hoàng hôn có những hành vi hết sức nguy hiểm (phá hoại, giết người, v.v...). sau cơn, thường bệnh nhân quên tất
cả những sự việc xảy ra trong cơn. Đôi khi, ngay sau khi vừa tỉnh lại, bệnh nhân có thể nhớ một số sự việc lẻ tẻ, nhưng sau đó lại quên.
Hội chứng hoàng hôn thường gặp nhất trong bệnh động kinh. Có thể gặp trong các bệnh thực thể nặng của não.
BÀI 12: RỐI LOẠN TRÍ TUỆ