LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRỰC TIẾP

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 102)

Đó là những liệu pháp dùng lời nói trực tiếp tác động vào tâm thần người bệnh để chữa bệnh.

Những liệu pháp thường dùng là: giải thích hợp lý, ám thị khi thức, ám thì trong giấc ngủ thôi miên, tự ám thị.

a) Giải thích hợp lý:

Dùng lý lẽ trình bày cho bệnh nhân rõ trạng thái bệnh của họ và gợi cho họ thái độ hợp lý đối với bệnh của mình.

Muốn giải thích có kết quả, trước hết phải gây được lòng tin của bệnh nhân, lại phải nghiên cứu kĩ bệnh sử, đặc điểm nhân cách của bênh nhân, trình độ văn hóa và chính trị mà có cách giải thích khác nhau, hợp lý với từng bệnh nhân.

b) Ám thị khi thức:

Ám thị giống với giải thích ở chỗ cũng dùng lời nói làm cho bệnh nhân hiểu rõ thực chất bệnh trạng của mình và giúp cho bệnh nhân cách thanh toán bệnh.

Nhưng khác là ở chỗ thầy thuốc còn dùng những biện pháp phụ lục để đưa bệnh nhân đến chỗ tin tưởng tuyệt đối vào thầy thuốc, vào kết quả của phương pháp chữa bệnh, từ đó lời nói của thầy thuốc có hiệu lực rất lớn đối với bệnh nhân, có khả năng làm mất các triệu chứng chức năng (phần lớn do hiện tượng tự ám thị gây ra).

Các biện pháp phụ lực thường dùng là: buồng điều trị nghiêm túc, nhân viên giúp việc ám thị thêm vào, dùng các thuốc kích thích, châm cứu, điện cham,v.v…

c) Ám thị trong giấc ngủ thôi miên:

Thôi miên là trạng thái ức chế không hoàn toàn của vỏ não, là trạng thái trung gian giữa thức và ngủ, bệnh nhân ngủ nhưng trong não vẫn còn điểm thức gọi là điểm cảnh tỉnh.

Trong trạng thái thôi miên, tính chịu ám thị của bệnh nhân tăng lên rất cao so với khi thức. do đó ám thị trong giấc ngủ thôi miên so với ám thị khi thức hiệu lực lớn hơn rất nhiều và dùng để chữa những trường hợp ám thị khi thức ít kết quả.

Có nhiều phương pháp gây ra trạng thái thôi miên, phương pháp đơn giản và thông dụng nhất là trong một phòng hơi tối, im lặng hoàn toàn, dùng lời nói đều đều ám thị làm cho bệnh nhân có trạng thái mệt mỏi, nặng nề, buồn ngủ và dần dần bệnh nhân đi vào giấc ngủ thôi miên. Trong giấc ngủ ấy dùng lời nói ám thị bệnh nhân để làm mất các triệu chứng chức năng như tê, liệt, điêc, câm, run, nói lắp,v.v…

d) Tự ám thị:

Thường thị bệnh nhân nào cũng tự ám thị cho mình một cách tự phát về hiệu quả chữa bệnh và tiến triển của bệnh. Có người lạc quan, cho bệnh của mình nhẹ, không đáng để ý. Ngược lại, cũng một trạng thái bệnh có người lại bi quan, cho là bệnh của mình quá nặng, không chữa được.

Vì vậy nhiệm vự của thầy thuốc là giúp cho bệnh nhân tự ám thị đúng mức theo hướng có lợi cho sức khỏe nhất.

Cho nên tự ám thị là biên pháp chỉ thực hiện sau khi đã áp dụng liệu pháp giải thích hợp lý. Hoàn cảnh tự ám thị tốt nhất là trước khi ngủ, tức là lúc vỏ não đang lâm vào trạng thái giai đoạn. tự ám thị giản đơn nhất là nhẩm thầm trong óc nhiều lần những công thức về sự tiến triển tốt của bệnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w