Nói chung cho đến nay bệnh nguyên và bênh sinh của loạn thần hưng trầm cảm chưa được sáng tỏ hoàn toàn .Vì vậy có rất nhiều giả thuyết nhưng chưa có giả thuyết nào riêng nó có thể giải thích đầy đủ bệnh nguyên cũng như bệnh sinh và loại trừ được những giả thuyết khác.
1. các thuyết tố bẩm _di truyền :
Krelschmer cho rằng 87% bệnh nhân hưng trầm cảm có cấu tạo cơ thể loại mập tròn
(pycniaue).có tác giả lại nhận thấy bệnh thường phát sinh ở những người thường xuyên sẵn có khí sắc tăng hoặc giảm dao động khí sắc .
Qua thực tế nghiên cứu trong các gia đình có người bị bệnh hưng trầm cảm đa số các tác giả thừa nhận yếu tố di truyền có vị trí quan trọng trong căn nguyên bệnh hưng trầm cảm ,nhưng đó không phải là yếu tố độc nhất gây bệnh (chỉ có 24_50% con cái của bệnh nhân hưng trầm cảm bị bệnh này ).
2. các thuyết nội nhiễm độc:
Nhiều tác giả hướng về bệnh lý vùng gian não ,nhấn mạnh vào hiện tượng nội nhiễm độc do rối loạn chuyển hóa và rối loạn thực vật.
Gần đây người ta tập trung nghiên cứu rối loạn chuyển hóa các chất môi giới hóa học thần kinh (caiccholamin.GABA<serolonin.,vv…)và rối loạn hoạt động của cấu tạo lưới vùng gian não . Một số tác giả nhấn mạnh vào rối loạn các tuyến nội tiết .một số tác giả tìm căn nguyên trong các yếu tố ngoại sinh(nhiễm khuẩn thần kinh ,chấn động não ,sang chấn tâm thần vv…)
Hiện nay về bệnh sinh ,đa số tác giả chấp nhận thuyết nội sinh mở rộng bao gồm các yếu tố bẩm sinh di truyền và nội nhiễm độc kết hợp với tác dụng thúc đẩy của các nhân tố ngoại lai.
VI CHẨN ĐOÁN
1. chẩn đoán quyết định:
Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15
b)các thể không điển hình :Phải cân nhắc thận trọng và căn cứ vào tiêu chuẩn trình bày trong phần IV.
2. chẩn đoán phân biệt:
Các hội chứng hưng cảm và trầm cảm có thể gặp trong nhiều bệnh tâm thần khác nhau .Vì vậy cần phải phân biệt với những bệnh sau này :
a)thể tuần hoàn của bệnh tâm thần phân liệt tiến triển chu kỳ .Cần nắm vững những đặc điểm của bệnh tâm thần phân liệt như:
_dù hưng phấn hay trầm, cảm xúc vẫn nhuộm màu sắc lạnh lung ,đơn điệu,bàng quang. _Tư duy thường bí hiểm ,tượng trưng lien tưởng giàn xếp .
_hoạt động thường vô nghĩa ,vô ích ,mang tính chất phá hoại
_giữa các cơn nhân cách biến đổi theo kiểu phân liệt rõ rệt nhất cơn thứ tư trở đi.
_nếu có những triệu chứng đặc hiệu sau đây thì phân biệt càng dễ , hội chứng càng trương lực hay mê mộng xuất hiện sớm ,có hoang tưởng cảm thụ,ảo giác giả và nhất là có hội chứng tâm thần tự động
b)thể trầm cảm của loạn thần trước tuổi già :
_Trầm cảm thoái triển thường kem theo yếu tố lo âu
_Bệnh thường phát sinh có lien quan với sang chấn tamam thần (cảnh cô đơn,xung đột trong gia đình vv..)và các bệnh cơ thể mạn tính .
_Trầm cảm thường kết hợp với kích động ngay từ đầu .
Bệnh thường biểu hiện rõ rệt về đêm và cơn có khuynh hướng kéo dài
c)các hội chứng cảm xúc chu kỳ của các bệnh loạn thần thực thể (ở não)
_các hội chứng này thường xuất hiện có liên quan chặt chẽ với biến chứng của bệnh thực thể (nhất là những bệnh có quá trình bệnh lý vùng gian não )
_Bệnh thực thể ở não ít nhiều đều có những triệu chứng thần kinh kèm theo.
_Chữa bệnh thực thể (làm giảm áp lực trong sọ)bệnh cảnh loạn thần sẽ giảm đi rõ rệt.
VII_ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH
1. Điều trị cơn hưng cảm :
Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15
AMINAZIN với liều lượng thuốc viên từ 200 đến 400 mg mỗi ngày .Trường hợp hưng cảm mãnh liệt ,có thể kết hợp với thuốc tiêm và tăng liều đến 500-600 mg mỗi ngày .
Có thể dung thuốc an thần kinh khác như haloperidol,sielaxin,nozinan,majeptil,vv…
Đặc biệt trong trường hợp kích động dữ dội,dung siclaxin từ 30 đến 60 mg mỗi ngày cắt cơn kích động tốt nhất là dùng haloperidol tiêm tĩnh mạch với liều từ 2,5 đến 5 mg(xem them phần cấp cứu các hội chứng tâm thần ).
b)sốc điện :cần hết sức hạn chế .chỉ dùng trong trường hợp các thuốc an thần không có tác dụng hay bị chống chỉ định
2. điều trị cơn trầm cảm :
Biện pháp chủ yếu là theo dõi chặt chẽ ngày đêm đề phòng hành động tự sát .
a)liệu pháp hóa dược:
melipramin (có thể dùng anafranil)
có thể dùng thuốc viên với liều lượng là 150 đến 200 mg mỗi ngày .
trường hợp nặng,có thể bắt đầu bằng thuốc tiêm ,hai tuần sau dùng thuốc viên .
Có thể dùng thuốc tiêm buổi sáng (1_3 ống 25mg tiêm bắp ) và buổi trưa dùng thuốc viện Cần chú ý mấy điểm sau này khi dùng melipramin:
_Không cho uống buổi tối (gây mất ngủ).
_không dùng khi có hiên tượng kích động và lo âu. Có ý tưởng tự sát ,phải kết hợp với sốc điện.
Nozinan : Chỉ định chính trong trường hợp trầm cảm lo âu và trầm cảm kích động với liều lượng từ 50 đến 200 mg mỗi ngày . Các thuốc IAMO : hiện nay ít dùng vì có nhiều biến chứng. Amitripyilyn : có tác dụng tốt trong trầm cảm lo âu và trầm cảm nhẹ .
B, sốc điện
Chỉ định chính trong trường hợp có ý định hay hành vi tự sát và trong trường hợp các thuốc chống trầm cảm không có tác dụng.
C, điều trị cả 2 loại cơn đồng thời phòng bệnh bằng các muối lithi.
-liều tấn công là 1800 mg mỗi ngày
Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15
BÀI 26: CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CÁC TRƯỜNG
HỢP CẤP CỨ TRONG TÂM THẦN HỌC
Trong tâm thần học có rất nhiều trường hợp phải cấp cứu. ở đây nói đến những trường hợp loạn thần trên cơ sở 1 bệnh cơ sở, nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng. những trường hợp này thuộc về cấp cứu chung. ở đây không nói đến những trường hợp chấn thương nặng do bệnh nhân tâm thần tự tử gây ra cho nhau, những tai biến trong khi sốc điện hay sốc insulin (ngừng thở, hôn mê kéo dài….) những biến chứng khi dùng các loại thuốc ngủ và an thần, và những trạng thái ối loạn ý thức (mê sảng, lú lẫn do nhiễm khuẩn , do ure huyết cao..) những vấn đề này thuộc phạm vi những chuyên đề cần trình bày riêng.
ở đây chỉ nói đến những vấn đề thuộc phạm vi rối loạn hành vi, tác phong đặc hiệu cho bệnh nhân tâm thần thường gặp trong lâm sàng. Những hành vi này cần phải chấm dứt ngay, nếu không sẽ trở nên nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân và những người xung quanh.
Các hành vi nguy hiểm thường gặp là: kích động, tự sát và không chịu ăn của bệnh nhân tâm thần.