LIỆU PHÁP TÂM LÝ GIÁN TIẾP

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 101)

Đây là liệu pháp áp dụng cho tất cả các loại bệnh nhân chứ không phải chỉ riêng cho bệnh nhân tâm thần. ở đây chỉ nói đến liệu pháp gián tiếp đối với bện nhân tâm thần.

Có thể nói liệu pháp tâm lý gián tiếp bao gồm toàn bộ công tác tổ chức và các quy tắc, chế độ trong bệnh viện nhằm mục đích làm cho bệnh nhân sinh hoạt thoải mái, yên tâm chữa bệnh, tin tưởng vào chuyên môn và từ đó mất những triệu chứng thứ phát do lo nghĩ, buồn rầu, sợ hãi, hiểu nhầm sinh ra.

a) Cách xây dựng bệnh viện, buồng bệnh tâm thần:

Bệnh viện tâm thần phải xây dựng ở một địa điểm yên tĩnh, rộng rãi, mát mẻ, không xa hoàn cảnh sinh hoạt xã hội bình thường, không có tường cao, hào sâu xung quanh, hạn chế khu kín, phát tiển khu mở.

Buồng bệnh không cần cửa lim, song sắt, không cần nhiều buồng cách ly. Nói chung, tránh cho bệnh nhân tâm thần có ấn tượng bị giam giữ.

b) Các chế độ, thủ thuật:

Cố gắng thực hiện chế độ giải phóng bênh nhân tâm thàn đến mức tối đa, tránh bó buộc, bóp mồm bắt uống thuốc, bắt ăn, v.v…

Giải quyết ngay những trường hợp kích động, tránh tiếng la hét, đập cửa ảnh hưởng đến bệnh nhân tâm thần khác.

Thực hiện thường xuyên liệu pháp lao động và giải trí. Sốc điện phải làm thật kín đáo.

c) Cách tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần:

Tránh hai thái độ sai lầm: sợ và coi thường bệnh nhân tâm thần.

Trong cuộc tiếp xúc đầu tiên, tìm mọi cách thnah toán ngay ấn tượng sai lầm của đa số bệnh nhân tâm thần cho rằng người nhà đưa đến bệnh viện để giam giữ (đón tiếp niềm nở, cởi trói, cho tham quan sinh hoạt trong bệnh viện).

Trong khi thăm hỏi, làm cho bệnh nhân tin tưởng để bộc lộ những lo lắng, thắc mắc trong nội tâm và những sang chấn tâm thần đã gây ra bệnh.

Cần duy trì mối liên hệ, tiếp xúc thường xuyên, hằng ngày, giữa thầy thuốc và bệnh nhân tâm thần để kịp thời nắm được diễn biến tâm thần vô cùng phức tạp của bệnh nhân, tránh cho bệnh nhân cảm giác bị bỏ rơi, thiếu nâng đỡ, sinh ra lo lắng, sợ hãi, v.v…

d) Đảm bảo một môi trường “vô khuẩn về tâm lý”:

Nội dung lời nói của nhân viên phục vụ phải ăn khớp với nội dung dung lời nói của thầy thuốc. nói không ăn khớp sẽ gây mất tin tưởng ngay.

Phát ngôn bừa bãi để bệnh nhân nghe thấp thỏm về bệnh trạng của mình có thể gây ra những tai hại đáng tiếc.

Một lời nói không khéo, mốt cái cười thiếu ý thức của nhân viên phục vụ có thể làm mất tác dụng của liệu pháp ám thị rất công phu của thầy thuốc.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 101)