Khám các mặt hoạt động tâm thần

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 75)

I. NGUYÊN TẮC KHÁM VÀ THEO DÕ

3. Khám các mặt hoạt động tâm thần

a, Biểu hiện chung: tầm vóc cơ thể, trang phục, nét mặt, dáng điệu, cách nói năng, đối đáp, …

b, Thái độ tiếp xúc với thầy thuốc: tin tưởng, hợp tác hay chống đối, thờ ơ, lãnh đạm.

c. Trạng thái ý thức:

Năng lực định hướng nào bị rối loạn.

Có hội chứng nào của ý thức bị loại trừ hoặc bị mù mờ ( mê sảng, mê mộng, lú lẫn, hoảng hồn,…).

Mô tả dáng điệu, nét mặt, cử chỉ thể hiện hội chứng.

d. Cảm giác, tri giác

Tìm rối loạn các cảm giác chung, các loại ảo tưởng, ảo giác thật, ảo giác giả,tri giác sai thực tại, giải thể nhân cách,…

Quan sát các biểu hiện bên ngoài của các ảo giác ( bịt tai, bịt mũi, nhắm mắt, luôn rứ tay,…).

đ. Tư duy

Nghiê cứu ngôn ngữ bệnh nhân; rối loạn nhịp độ, rối loạn kết âm, phát âm, vong ngôn, bịa ngôn ngữ, sai ngữ pháp, ngôn ngữ rời rạc, ngôn ngữ phân liệt,…

Nghiên cứu cả nhật ký, tranh vẽ, thư từ, đơn kiện,… của bênh nhân.

Nghiên cứu nội dung tư duy và phát hiện các triệu chứng: ý tưởng ám ảnh, định kiến, các loại hoang tưởng cảm thụ và hoang tưởng suy đoán, hội chứng tâm thần tự động và các hội chứng khác của tư duy.

Quan sát các biểu hiện bên ngoài của các laoị hoang tưởng khác nhau( thí dụ không chiu ăn trong hoang tưởng bị đầu độc).

Có thể dung các biện pháp tâm lý: dấu hiệu chủ yếu, liên tưởng tự do, chủ đề vô định,…

e. Trí nhớ

Kiểm tra các loại trí nhớ gần, trí nhớ xa, trí nhớ máy móc, trí nhớ thong hiểu,…

Kết hợp kiểm tra ngay trong khi hỏi bệnh sử. Có thể đặt thêm những câu hỏi riêng (hỏi những sự kiện lịch sử quan trọng) hay sử dụng các nghiệm pháp tâm lý ( lặp lại mượi từ, nói lại từ thứ hai của sáu cặp từ,…)

Chú ý phát hiện các hiên tựơng quên ( thuận chiều, ngược chiều), nhớ giả, nhớ nhầm, bịa chuyện, hội chứng Korsakov,…

g. Sự chú ý

Có thể quan sát các rối loạn chú ý ngay trong khi tiếp xúc: đãng trí khi trả lời, đang nói chuyện xoay sang hướng có tiếng động,…

Có thể dung các nghiệm pháp tâm lý ( thí dụ nghiệm pháp 100 – 7 liên tiếp).

Tìm các rối loạn trong chú ý bị động, chú ý chủ động ( chú ý quá chuyển động, chú ý trì trệ, …)

h. Cảm xúc

Trước tiên cần phải quân sát và thường xuyên theo dõi biến đổi khí sắc của bệnh nhân ( tươi vui hay ủ rũ, cau có hay bình thản, giận dữ hay hiền hòa, ổn định hay dao động,…)

Cần chú ý phát hiện những ham thích đặc biệt, nhất là những xung cảm bệnh lý ( cơn giận dữ, cơn kích động, cơn buồn,…)

Tìm các triệu chứng cảm xúc bang quan, mất cảm giác tâm thần, cảm xúc hai chiều, vô cảm xúc,…

Đặc biệt cần phát hiện các hội chứng lo sợ, ám ảnh, trầm cảm, hưng cảm, loạn cảm. Cảm xúc thường biểu hiện ra ngoài và thường kèm các rối loạn thực vật nội tạng. Vì vậy điều rất quan trọng là quan sát nét mặt, lối nhìn, tác phong, thái độ, nhịp tim, hơi thỏ, màu da,…

Có thể dung một số nghiệm pháp tâm lý: chủ đề vô định, xem tranh gây cảm xúc, lien tưởng tự do với từ gây sang chấn,…

f. Hoạt động có ý chí và bản năng

Chủ yếu là quan sát tỉ mỉ và theo dõi chặt chẽ hành vi, yác phong hằng ngày của bệnh nhân (tư thế đi, đứng, nằm nghỉ, cách ăn, chơi, lao động, giao thiệp,…).

Có thể phát hiện dễ dàng các triệu chứng giảm, mất hay tăng động tác cũng như giảm, mất hay tăng hoạt động.

Chủ yếu là tìm các hội chứng kích động và bất động khác nhau, đặc biệt hội chứng tăng trương lực.

Cần tìm thêm các hành vi xung động và các rối loạn bản năng ( không ăn, chán ăn, thèm ăn, ăn vật bẩn, cơn thèm rượu, cơn đi lang thang, các hình thức loạn dục,…).

k. Trí tuệ

Chủ yếu là kiểm tra năng lực phán đoán, suy luận của bệnh nhân. Cũng cần kiểm tra vốn kiến thức của bệnh nhân đã hao hụt đến đâu.

Cần xác định các trạng thái trí tuệ giảm sút, trí tuệ sa sút, trí tuệ thiểu năng. Có nhiều cách kiểm tra trí tuệ:

Tùy theo trình độ văn hóa, chính trị, nghề nghiệp, hỏi những kiến thức tương ứng, không cao quá, không thấp quá. Bảo đảm tính thông thường ( cộng, trừ, nhân, chia) từ dễ đến khó. Bảo phân biệt chỗ giống nhau và khác nhau giữa các súc vật, sự vật, sự việc, hiện tượng, giữa những người làm các nhgề khác nhau ( ví dụ phân biệt bộ đội với công an, tàu hỏa với tà điện,…) Giải thích các thành ngữ (ví dụ: ăn cây nào rào cây ấy, gần mực thì đen,…). Nêu ra một câu chuyện rắc rối và đề nghị đưa ra ý kiến giải quyết (ví dụ đang đi đường thấy lửa bén đến một mái nhà thì làm gì?). Nêu ra một câu chuyện có nững chỗ vô lý và bảo tìm những chỗ vô lý ấy.

Nghiệm pháp tâm lý ở đây có vị trí quan trọng. Có thể dùng các nghiệm pháp tâm lý sau: giải thích các tranh từ dễ đến khó, sắp xếp các tranh (của câu chuyện bằng tranh) theo đúng thứ tự của nó, phân loại đối tượng, loại trừ đối tượng, tìm dấu hiệu chủ yếu, giải thích các ý niệm trừu tượng,…

m. Tác phong sinh hoạt hằng ngày: Trực tiếp quan sát bệnh nhân kết hợp với những tài liệu của những nhân viên phục vụ về các khía cạnh sau: vệ sinh thân thể, giường nằm, giấc ngủ, ăn uống, giải trí, lao động, thái độ đối với bệnh nhân cùng phòng, với gia đình, bạn bè, nhân viên,…việc chấp hành các chế độ trong khoa phòng,…

n. Nhân cách

Tổng hợp những tài liệu đã thu thập ở trên, xác định nhân cách của bệnh nhân với các thành phần chủ yếu: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.

Xác định những biến đổi nhân cách hiện nay so với trước khi bị bệnh. Có trường hợp bản thân bệnh nhân tự phân tích được những biến đổi nhân cách của mình.

Xác định thêm nhân cách biến đổi theo kiểu nào (phân liệt, động kinh, sa sút, tâm căn, nhân cách bệnh,…)

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 75)