Các rối loạn tâm lý, giác quan

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 32)

(hay rối loạn tổng hợp giác quan)

đó là một rối loạn tri giác chủ yếu làm trở ngại quá trình tổng hợp các biểu tượng cũ và mới để nhận thức toàn bộ bản thân và thực tại thành một mối thống nhất trong không gian và thời gian.

Rối loạn tâm lý- giác quan khác với ảo tưởng ở chỗ các rối loạn này bền vững dai dẳng hơn và ở chỗ bệnh nhân biết phê phán về tri giác sai lầm của mình (biết đối tượng đang tri giác có biến đổi).

Nội dung của rối loạn tâm lý- giác quan rất đa dạng: tri giác sai về hình thái của sự vật, về quan hệ giữa các sự vật trong không gian, về sơ đồ cơ thể, về thời gian, v.v... ( kể cả hiện tượng "đã thấy rồi" và "chưa hề thấy" thường gặp trong động kinh tâm thần).

Thường người ta chia các rối loạn tâm lý, giác quan ra làm 2 loại lớn: đó là tri giác sai thực tại (tri giác sai lầm về thực tại bên ngoài) và giải thể nhân cách (tri giác sai về các đặc điểm cơ thể và tâm lý của bản thân bệnh nhân).

a) tri giác sai thực tại derealisation

bệnh nhân còn biết bản chất của hiện tượng tri giác không thay đổi và biết đối tượng chỉ thay đổi một vài khía cạnh, một vài thuộc tính nào đấy thôi. Thí dụ: còn nhận thức được cái nhà nhưng cái nhà có vẻ to hơn, hay nhỏ đi, rõ ràng hay lờ mờ, v.v...

các thuộc tính biến đổi thường là: hình thái, chiều cao, kích thước, màu sắc, trọng lượng, chuyển động hay im lìm, khoảng cách xa hay gần, thời gian kéo dài hay ngắn lại, v.v... nếu chỉ thấy một vài thuộc tính của đối tượng thay đổi thì gọi là cảm giác biến hình

( métamorphopsie). Nếu có nhiều thuộc tính thay đổi làm cho đối tượng gần như thay đổi hẳn thì gọi là cảm giácloạn hình (dysmorrphopsie).

Tri giác sai thực tại có thể bao trùm toàn bộ cảnh vật xung quanh: thấy xung quanh mơ hồ, biến đổi không ngừng, như trên phim ảnh hay im lìm không chút đổi thay như một bức tranh, v.v....

b) giải thể nhân cách (depersonalisation)

có thể là tri giác sai lầm về đặc điểm cơ thể ( rối loạn sơ đồ cơ thể): không có tim phổi, tai lại ở sau gáy, người nặng như chì hay nhẹ như bông, tay chân dài ra hay ngắn lại, cứng như đá hay mềm như sáp, nhắm mắt không đi được vì không biết chân mình ở đâu, v.v...

có thể là tri giác sai lầm về đặc điểm tâm lý: cảm xúc, ý nghĩ, tác phong đã biến đổi, nhân cách không giống như cũ nữa, cái "ta" đã mất hay chia đôi, một nửa "ta" nghĩ thế này, một nửa "ta" nghĩ thế kia, v.v...

các rối loạn tâm lý giác quan có thể gặp trong nhiều bệnh tâm thần khác nhau: thường gặp nhất trong bệnh tâm thần do tổn thương thực thể ở não (vùng đỉnh) trong giai đoạn đầu của bệnh tâm thần phân liệt. Đó cũng là những triệu chứng của loạn thần thực nghiệm gây ra bởi các chất loạn thần như mescalin, LSD 25, v.v...

BÀI 6: RỐI LOẠN TRÍ NHỚ

Ι. khái niệm tâm lý học về trí nhớ

trí nhớ là chức phận và đặc tính của bộ não có khả năng ghi nhận, bảo tồn và cho hiện tại những kinh nghiệm và tri thức cũ dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý tưởng.

( trung tâm ở vỏ não ở hồi hải mã và thùy thái dương)

1. quá trình ghi nhận:

quá trình hưng phấn ở những hệ thống cấu trúc cơ động của bộ não trước những kích thích của thực tại: càng chú ý và càng thích thú với kích thích bao nhiêu thì quá trình ghi nhận càng chắc chắn, rõ ràng bấy nhiêu...

2. quá trình bảo tồn

quá trình hình thành những đường liên hệ tạm thời duy trì dấu vết của những kích thích đã tác động vào vỏ não. Kích thích càng mạnh, càng được lặp lại thì quá trình bảo tồn càng bền vững.

3. quá trình nhớ lại

quá trình hồi phục những đường liên hệ tạm thời đã được bảo tồn trong những hệ thống cấu trúc cơ động của bộ não. Nhớ lại tốt chứng tỏ quá trình bảo tồn tốt. Thường nhớ lại xuất hiện dưới 2 hình thức.

a) nhận lại: thông qua các giác quan nhận được những đối tượng kích thích trước kia. Thí dụ: nhận lại bạn cũ xa nhau đã nhiều năm.

b) hiện lại: kinh nghiệm và tri thức cũ, không cần thông qua tri giác đối tượng kích thích trước kia, vẫn có thể hiện ra trong đầu óc dưới dạng biểu tượng hay ý niệm. Thí dụ: hiện tại khuôn mặt của bà mẹ đã mất.

Thường chi ra trí nhớ máy móc và trí nhớ thông hiểu.

Trí nhớ máy móc: chỉ dựa vào mối liên hệ đơn giản giữa các đối tượng để nhớ (gần nhau, giống nhau hay trái ngược nhau).

Thí dụ: nhớ bảng cửu chương, đặt công thức để nhớ ngữ pháp tiếng Nga.

Trí nhớ thông hiểu: vận dụng đến các mối liên hệ nội tại có tính chất quy luật giữa các hệ thống để nhớ. Trí nhớ thông hiểu chắc chắn hơn vì trong quá trình nhớ có sự tham gia của ý thức, sự chú ý, cảm xúc và nhất là trí tuệ, tư duy. Thí dụ: nhớ nội dung một quyển truyện.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 32)