C- LOẠI TRỪ TÁC ĐỘNG CỦA SANG CHẤN TÂM THẦN
A CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ VÀ THẦN KINH
1. Các cơn hysteria
α) Các cơn quá động: thường gặp nhất.
Cơn co giật (hay cơn vật vã, giãy dụa) với các đặc điểm: Thường lên cơn lúc có người xung quanh.
Biết trước cơn và chuẩn bị tư thế nằm hay ngã.
Ý thức không rối loạn nặng, trong cơn vẫn có thể có phản ứng theo thái độ và nhận xét người xung quanh.
Cơn thường kéo dài, và có thể cắt cơn bằng kích thích mạnh hoặc ám thị. Sau cơn tỉnh táo ngay.
Trên đây là những nét để phân biệt với cơn động kinh.
Cơn kích động cảm xúc:
Vùng chạy, leo trèo, gào thét.
Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15
Có thể kèm cơn co giật hay không.
Ý thức không rối loạn nặng, vẫn chịu tác động ám thị của xung quanh. Cơn có thể kéo dài nhiều ngày.
β) Các cơn thiểu động: ít gặp hơn
Cơn ngất lịm:
Bệnh nhân thấy người mềm yếu dần, từ từ ngã ra, nằm thiêm thiếp, mắt chơm chớp. Cơn từ 15p đến 1h
Cơn ngủ: hiếm thấy.
Bệnh nhân lên cơn giật nhẹ rồi nằm im ngủ luôn một ngày, hai ngày hay lâu hơn nữa. Vạch mắt ra thì các cơ quanh mắt co lại.
Trong khi ngủ thỉnh thoảng thở dài, thổn thức, khóc…
2. Các rối loạn vận động
α) Các hiện tượng quá động
Có rất nhiều loại: gật đầu, lắc đầu, nháy mắt, múa giật, múa vờn…
Thường gặp nhất là run: run không đều, không có hệ thống, chỉ run một bộ phận của cơ thể hay run toàn bộ, đãng trí thì run giảm, chú ý thì run tăng.
β) Các hiện tượng thiểu động
Liệt tay chân:
Có đủ loại: liệt mềm, liệt co cứng, liệt một chi, 2 chi hay 4 chi không đi không đứng được… Liệt có những đặc điểm không giống liệt thực thể
Thí dụ:
• Liệt mềm hysteria: phản xạ gân xương vẫn còn, không teo cơn, phản ứng thoái hóa điện âm tính.
Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15
• Liệt co cứng hysteria: không có dấu hiệu bệnh lý của tổn thương bó tháp, không có động tác đồng vận, phản xạ tự vệ, rối loạn cơ tròn….
Rối loạn phát âm:
Có nhiều loại: phát âm khó, nói lắp, nói khó, không nói…
Cơ quan phát âm (dây thanh, hầu họng, răng, lưỡi…) bình thường.
3. Các rối loạn cảm giác.
Có đủ loại: mất, giảm hay tăng cảm giác thường là cảm giác nông.
Khu trú nhiều kiểu: ở một ngón tay, ở một vùng nhỏ trong người, ở nửa người, một tay, một chân hay toàn thân.
Vùng mất cảm giác hysteria không theo đúng khu vực phân phối của rễ và dây thần kinh cảm giác, có khi lan sang bên kia đường giữa.
4. Các rối loạn giác quan
Mù hysteria:
Mù đột ngột và mù hoàn toàn.
Đáy mắt bình thường, phản xạ đồng tử đối với ánh sáng còn tốt. Mắt vẫn còn linh hoạt, đưa về phía người nói chuyện.
Thường gặp trong Điếc hysteria:
thời chiến, sau chấn động não, do sức ép của bom đạn.
Đối với tiếng động mạnh và bất ngờ, còn phản xạ nhắm mắt hay giãn đồng tử.
Mất vị giác hay khứu giác hysteria: ít gặp.
5. Các rối loạn thực vật – nội tạng
Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15
Thường gặp nhất là cấc trường hợp co thắt các cơ trơn
Hysteria: co thắt ruột lên dần đến thực quản.
Nấc hysteria: co thắt thực quản và cơ hoành.
Nôn hysteria: co thắt môn vị.