I. NGUYÊN TẮC KHÁM VÀ THEO DÕ
1. Thu thập tài liệu về bênh sử
a, Hỏi bệnh nhân:
Nghệ thuật hỏi: nói chuyệ giản dị, thân mật, cách hỏi thay đổi tùy thêo nhân cách của từng bệnh nhân. Xen kẽ những câu hỏi về bệnh với những câu hỏi về đời sống, gia đình. Tránh gợi ý, ám thị bênh nhân…
Chú ý hỏi những triệu chứng báo hiệu và những triệu chứng ban đầu, dù là những biến đổi tâm thần nhỏ, cách xa thời kì toàn phát một thời gian tương đối lâu( biến đổi tính tình, tác phong, cảm xúc, năng suất lao động, học tập,…)
Xác định thời gian xuất hiện và tính chất xuất hiện các triệu chứng ban đầu (đột ngột, từ từ, từng chu kỳ…)
Các triệu chứng xuất hiên sau những nhân tố gì( chấn thương sọ não, cơn co giật, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, bệnh cơ thể, sang chấn tâm thần…)
Xác định thời kì tòan phát và hỏi các dấu hiệu chủ yếu về rối loạn ý thức, tri giác, cảm xúc, tư duy, hành vi, tác phong…
Phát hiện quá trình tiến triển, thoái triển các triệu chứng qua các mốc thời gian.
Nếu bệnh xuất hiên từng chu kỳ, xác định thời hạn mỗi chu kì, trạng thái tâm thần giữa hai chu kỳ( chú trọng vào các biến đổi nhân cách)
Cần hỏi rõ trước kia bệnh nhân đã được khám ở đâu, ai khám, chẩn đoán như thế nào, chữa bằng thuốc gì và phương pháp gì, kết quả điều trị…
Cần ghi đầy đủ các mục: lý do vào viện lần này, trạng thái tâm thần lúc vào viện và biến chuyển của các triệu chứng từ khi nằm viện cho đến khi tiếp xúc.
b. Hỏi người nhà bệnh nhân
Phải ghi rõ trình độ văn hóa và chính trị của người nhà, mức độ quan hệ gần gũi với bệnh nhân để có thể đánh giá lời khai của họ đáng tin cậy đến đâu.
Những điều cần hỏi người nhà về bệnh sử cũng tương tự như những điều đã hỏi bệnh nhân ở trên.
Cần hướng dẫn người nhà kể bệnh sử để có thể thu thập được những sự việc cụ thể, những hiện tượng khách quan. Nếu không họ thường có khuynh hướng trình bày nhưnhx nhận xét, phán đoán chủ quan của mình.