CÁC HỘI CHỨNG Ý THỨC BỊ LOẠI TRỪ

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 64)

1.Phân chia các hội chứng: căn cứ chủ yếu vào các tiêu chuẩn sau đây: a) Năng lực định hướng.

b) Khả năng phản ứng trước kích thích của môi trường. c) Các phản xạ thần kinh thể hiện mức độ bị ức chế.

d) Không có các triệu chứng tâm thần nặng (ảo giác, hoang tưởng, kích động...)

2.hội chứng ý thức u ám (obnubilation): có thể là giai đoạn đầu để chuyển tiếp sang các hội chứng mù mờ ý thức, thường gặp nhất trong các bệnh tâm thần.

Năng lực định hướng bị rối loạn nhẹ, ý thức như bị phủ sương mù. Còn phân biệt ít nhiều về không gian và thời gian. Còn định hướng bản thân. Còn tiếp xúc được nhưng không duy trì tiếp xúc được lâu.

Phản ứng đối với kích thích chậm chạp.

Bệnh nhân như ngà ngà say, bàng hoàng ngơ ngác, không hiểu ngay được nội dung câu hỏi và ý nghĩa các sự việc xảy ra xung quanh.

ý thức bị loại trừ nhiều hơn trong hội chứng ý thức u ám. Năng lực định hướng bị tổn thương nặng hơn.

Định hướng về không gian, thời gian và bản thân không rõ ràng, không đầy đủ khi mất, khi còn.

Bệnh nhân chỉ có phản ứng với những kích thích mạnh: lay gọi, hỏi to, hỏi nhiều lần, mới trả lời đôi chút rồi lại im lặng, mắt lim dim, thở nhẹ, cơ mềm. Ra khỏi trạng thái ngủ gà, quên không hoàn toàn.

4.hội chứng bán hôn mê (subcoma):

năng lực định hướng mất hoàn toàn, ý thức bị loại trừ về cơ bản.

Không phản ứng với các kích thích của môi trường: không nói, không trả lời, không thực hiện bất cứ yêu cầu gì của thầy thuốc.

Các phản xạ đồng tử với ánh sáng, phản xạ giác mạc, phản xạ gân xương giảm nhiều. Thực tế phản xạ bệnh lý rõ ràng. Châm kim thật đau mới có phản ứng nhất thời: giật tay, nhăn mặt...

ra khỏi trạng thái hôn mê, quên hoàn toàn.

5.hội chứng hôn mê (coma): ý thức bị loại trừ hoàn toàn:

mất toàn bộ các hình thức phản ứng. Các phản xạ đều mất. Xuất hiện các phản xạ bệnh lý: Babinski, Oppenheim, v.v..

chỉ còn hoạt động các trung khu quan trọng đảm bảo đời sống thực vật: trung khu tuần hoàn, trung khu hô hấp.

Các hội chứng ý thức bị loại trừ có thể xuất hiện và tiến triển từng mức từ hội chứng hôn mê hoặc hôn mê tùy theo cường độ tác dụng của nhân tố có hại đối với hoạt động của não. Các hội chứng trên thường gặp ở các bệnh có tổn thương thực thể ở não và những bệnh cơ thể có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của não.

Hội chứng ý thức u ám có thể là giai đoạn khởi đầu để chuyển tiếp sang các hội chứng mù mờ ý thức, thường gặp nhất trong các bệnh tâm thần.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 64)