LIỆU PHÁP THƯ GIÃN LUYỆN TẬP

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 103)

Đây là liệu pháp tâm lý chủ yếu và cơ bản lần đầu tiên áp dụng ở khoa tâm thần bệnh viện Bạch Mai từ năm 1970.

Hiện nay, phương pháp này đẫ được hoàn chỉnh và mở rộng áp dụng ở một số nơi khác, bước đầu mang lại một số kết quả khả quan.

1. Cơ chế tác dụng của phương pháp thư giãn luyện tập.

a) Cơ chế tác dụng của phương pháp thư giãn.

Đó là phương pháp làm cho tâm thần thư thái, cơ bắp giãn mềm.

Phương pháp này do Schultz đề ra từ năm 1926, chủ yếu dựa vào cơ chế tự ám thị, vào tác động qua lại giữa tâm thần và cơ thể và vào mối tương quan giữa trương lực cơ và trạng thái căng thẳng tâm thần.

Trong phần nói về bệnh tâm căn, chúng ta đã biết các sang chấn tâm thần gây ra căng thẳng tâm thần cấp diễn hoặc trường diễn, và từ đó gây ra nhiều loại bệnh căn nguyên tâm lý rất đa dạng. chữa các loại bệnh này có nhiều cách. Cách tốt nhất là làm mất trạng thái cẳng thẳng tâm thần.

Căng thẳng tâm thần cũng biểu hiện ra ngoài bằng nhiều cách nhưng chủ yếu thể hiện bằng hiện tượng căng thẳng cơ bắp. giận giữ thì mắt trợn, mày xếch, các bắp thịt ở mặt căng ra, hần lên. Trong giấc ngủ ngon lành, yên tĩnh thì các đường nét ở mặt giãn ra, phẳng lặng. ngược lại, làm cho trương lực cơ giảm xuống, làm cho các cơ bắp giãn ra thì trạng thái tâm thần trở nên yên dịu, mất căng thẳng.vài vậy làm cho cơ bắp giãn mềm là cơ chế chủ yếu của phương pháp thư giãn.

Để điều khiển các cơ bắp giãn mềm theo ý muốn, phương pháp này lại dùng đến cơ chế tự ám thị. Nghĩa là dùng ý nghĩ tập trung cao độ thông qua hệ thần kinh, làm biến đổi trương lực cơ. Ngoài ra, cũng bằng cách tự ám thị, làm biến đổi các quá trình tâm sinh lý khác: làm yên tĩnh, làm nóng cơ thể, làm tim đập chậm…

b) Cơ chế tác dụng của phương pháp luyện tập.

Chủ yếu là phương pháp thở bụng theo kiểu khí công và tập một số tư thế theo phương pháp luyện tập Yoga:

• Thở bụng, thở trong trạng thái tập trung ý nghĩ cũng tác dụng làm cho tâm thần yên tĩnh, đỡ căng thẳng.

• Tập một số tư thế Yoga cũng nhằm rèn luyện cơ thể dẻo dai, bền bỉ, tâm thần bình tĩnh, yên dịu.

• Nói chung, các phương pháp làm giãn cơ, thở khí công, tập tư thế, đều có liên quan đến cơ chế tự ám thị, đều lấy tự ám thị làm điểm tựa, đều nhằm vào tác động qua lại giữa tâm thần và cơ thể:

• Dùng cơ thể tác động vào tâm thần (thở, giãn cơ, tư thế) làm cho tâm thần thoải mái, yên tĩnh, mất căng thẳng.

• Dùng tâm thần tác động lại cơ thể (ý nghĩ tập trung) điều chỉnh hoạt động cơ thể (kể cả hoạt động thực vật, nội tạng) theo phương hướng đã định, loại trừ các rối loạn.

2. Phương pháp thư giãn luyện tập áp dụng ở khoa tâm thần bệnh viện Bạch Maia) Nội dung của phương pháp: chủ yếu dựa vào phương pháp thư giãn của Schultz, a) Nội dung của phương pháp: chủ yếu dựa vào phương pháp thư giãn của Schultz,

nhưng có thể cải tiến:

• Rút ngắn từ 6 bài tập xuống 3 bài tập và thời tập luyện từ 6 tháng xuống 3 tuần

• Sử dụng máy ghi âm hỗ trợ cho quá trình tự ám thị của người tập, giúp thành công nhanh chóng

• Kết hợp với phương pháp tập thở khí công

b) Phương pháp thư giãn:

Ba bài tập cơ bản.

Bài 1: bài tâm thần thư thái:

• Tập ở tư thế nằm hoặc ngồi thoải mái.

• Mắt nhắm, tay chân duỗi thẳng, cơ bắp để mềm hoàn toàn. • Thở theo kiểu khí công

• Tập trung tư tưởng, nhẩm thầm câu “toàn thân yên tĩnh”.

• Đồng thời với nhẩm, tưởng tượng toàn cơ thể rất thoải mái, dễ chịu, tâm thần thư thái, lâng lâng, xung quanh lặng lẽ, yên tĩnh.

• Tập từ 5 đến 10 phút trước khi ngủ và sau khi thức dậy. Bài 2: Bài giãn mền cơ bắp:

• Nằm, mắt nhắm, thở như bài 1.

• Tập trung tư tưởng, nhẩm thầm câu “tay phải nặng dần” (cơ bắp giãn mềm gây cảm giác nặng).

• Đồng thời tưởng tượng: tay phải mỗi lúc một nặng hơn, trĩu xuống dính chặt vào giường.

• Khi cảm giác nặng đã xuất hiện ở tay phải thì chuyển sang tập tay trái, cách thức tấp giống như tập tay phải.

• Sau khi tay trái đạt kết quả thì chuyển sang tập 2 chân rồi cuối cùng tập cảm giác nặng toàn thân.

Bài 2 cũng tập từ 5 đến 10 phút trước khi ngủ và sau khi thức dậy. Bài 3: bài tỏa ấm cơ thể:

• Nằm, mắt nhắm, và thở như bài 1 và bài 2.

• Tập trung tư tưởng, nhẩm thầm câu “tay phải ấm dần”.

• Đồng thời tưởng tượng: có một làn hơi ấm tỏa ra từ tay phải mỗi lúc một ấm hơn

• Khi đã có cảm giác ấm ở tay phải thì chuyển sang tập tay trái rồi đến 2 chân và cuối cùng đến toàn thân.

Bài tập chuyên biệt:

Sau từ một đến ba tuần, có thể tập thành thạo ba bài cơ bản và lúc bấy giờ thầy thuốc tâm thần sẽ trực tiếp hướng dẫ bài tập chuyên biệt.

Bài tập chuyên biệt cũng dựa vào cơ chế tự ám thị như ba bài trên nhưng nội dung câu nhẩm đặt ra theo nguyên nhân và triệu chứng chủ yếu của mỗi trường hợp.

c) Phương pháp tập luyện:

Thường tập luyện các tư thế Yoga sau đây: hoa sen, vặn vỏ đỗ, cây nến, cái cày, con rắn, cái đe.

Tùy theo trạng thái sức khỏe và triệu chứng của bệnh mà chọn các tư thế thích hợp cho từng bệnh nhân.

Điều chủ yếu không phải là cố tập cho được nhiều tư thế phức tạp, mà bằng cơ chế tự ám thị dần dần làm được dễ dàng, mềm mại các tư thế khó, căng thẳng và trong các tư thế đó vẫn tiến hành thư giãn được.

3. Chỉ định của phương pháp thư giãn tập luyện.

• Các bệnh tâm căn.

• Các bệnh cơ thể tâm sinh.

• Các bệnh y sinh.

• Các trạng thái suy nhược, các rối loạn chức năng.

• Các trường hợp thiểu năng sinh dục nam.

• Người già, người có bệnh mạn tính cần bảo vệ và phục hồi sức khỏe.

• Các vận động viên thể thao, thể dục, các nhà du hành vũ trụ cần rèn luyện tính cách vừa bình thản, vừa phản ứng cơ động.

• Cán bộ công nhân cần thích nghi trong những hoàn cảnh công tác quá biến động hay quá khắc nghiệt.

BÀI 17: ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC BỆNH TÂM CĂN

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 103)