CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG CÓ Y CHÍ

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 58)

Α. CÁC HỘI CHỨNG HƯNG PHẤN TÂM LÝ _VÂN ĐỘNG(kíchđộng). động).

1. Hội chứng kích động căng trương lực:

Hội chứng căng trương lực gồm có hai trạng thái: kích động và bất động Hai trang thái này thường xuất hiện kế tiếp nhau, thay đổi cho nhau. Hội chứng kích động căng trương lực có những đặc điểm sau đây:

a. Xuất hiện đột ngột, từng đợt xen kẽ với trạng thái bất động.

b. Chủ yếu là những động tác dị thường, vô ý nghĩa, không mục đích, thường có tính chất định hình, đơn điệu:

-rung đùi, lắc người nhịp nhàng, v.v…

-động tác định hình, trợn mắt trừng trừng, đập tay vào tai, vỗ tay, v.v… -nhại lại: nhại lại cử chỉ, nhại lại nét mặt …

Trạng thái kích động mang nhiều hình thái khác nhau, thường có nhưng trang thái sau đây kế tiếp nhau: lúc đầu kích động tính chất bàng hoàng, kịch tính rồi chuyển sang kích động si dại, lố bịch rồi đến kích động kiểu sung động, cuối cùng là kích động im lặng.

2. Hội chúng kích động thanh xuân

Kích động xuất hiện ở những bệnh nhân phân liệt trẻ tuổi và mang tính chất dữ dội, mãnh liệt (thanh xuân).

Thường là những động tác si dại, lố bịch, vô nghĩa, thiếu tự nhiên: cười hô hố, đừa cợt thô bạo, nhăn nhó mặt mày, luôn luôn nhảy nhót, gào thét, đập phá, nằm ngồi theo những tư thế dị kỳ, v.v… tác phong bừa bãi thiếu vệ sinh: ăn bốc, tiểu tiện ra giữa nhà, v.v…

3. Hội chứng kích động hưng cảm (xem rối loạn cảm xúc).

4. Hội chứng kích động – động kinh:

Xuất hiện đột ngột, trong trạng thái rối loạn ý thức và loạn cảm, kết thúc nhanh ( từ vài giờ đến vài ngày).

Vận động bất an, có những hành vi có xu hướng phá hoại nguy hiểm cho xã hộ mang tích chất vừa tự về vừa tấn công ( thường do ảo giác ghê rợn, hoang tưởng bị truy hại chi phôi).

5. Hội chứng kích động kiểu hysterla:

Xuất hiện sau sang chấn tâm thần, sau cảm xúc mạnh.

Tư thế say mê, hoặc uốn người, tay chân đập loạn xa. Xé quần áo đập vỡ đĩa bát, la hét, khóc lóc, v.v… nét mặt nhăn nhó, đâu khổ, thể hiện nội dung sang chấn.

Có thể chấm dứt bằng thái độ cương quyết và khéo léo của thầy thuốc.

Có thể có trường hợp kèm theo rối loạn ý thức nhất thời, tuy nhiên hành vi tác phong vẫn phù hợp với nội dung sang chấn.

6. Hội chứng kích động nhân các bệnh:

Kích đông do nguyên nhân không đáng kể bên ngoài và kích động có phương hướng nhất đinh.

Bệnh nhân đột nhiên trở lên căng thẳng, dữ tợn, đập phá tất cả những gì vớ phải, văng tục, đấm đá tất cả những ai đến can thiệp.

Chỉ có dùng vũ lực mới làm mất kích động được.

Trong cơn kích động không có rối loạn ý thức, sau cơn không quyên

Β. CÁC HỘI CHỨNG ỨC CHẾ TÂM LÝ VẬN ĐỘNG( bất động)

1. Hội chứng bất động căng trương lực: bắt đầu bằng trạng thái bản bất động: ngày càng ítnói, luôn ngồi ở một tư thế, chán ăn. Rồi đền hiện tượng giũ nguyên dang: đặt tay chân, đầu nói, luôn ngồi ở một tư thế, chán ăn. Rồi đền hiện tượng giũ nguyên dang: đặt tay chân, đầu ở tư thế nào thì giữ nguyên tư thế ấy trong một thời gian tương đối dài.

Có thẻ xuât hiện triệu chứng pavloc: hỏi to không trả lời, hỏi thầm hay hỏi băng giấy thì trả lời chut ít. Đưa thức ăn không cầm, lấy đi thì giật lại, v.v…

Rồi đến trạng thái phủ định : khong nói, không ăn. Phủ định thụ động (không làm theo lệnh thầy thuốc) hay phủ định chủ động (làm ngược lại lệnh thầy thuốc).

Rồi đến bất động hoàn toàn: bảo hiệu bằng triệu chứng gối không khí ( nâng đầu bệnh nhân lên khỏi giường, bệnh nhân giữ tư thé ấy như gối không khí). Tất cả các cơ đều căng thẳng, nằm im như khúc gỗ.

Trong trạng thái bất động có thể có động tác định hình: nhại lời, nhại cử chỉ, nhại nét mặt như trong kích động căng trương lực.

Có thể không rối loạn ý thức hay rối loạn kiểu mê mộng. Trạng thái bất động có thể kéo dài từ vài tuần đến nhiều năm.

Hội chứng được hình từ từ.

Suốt ngày ngồi im trong một tư thế, mặt đau khổ, nước mắt lưng tròng không ăn, không tiếp xúc, không có hoạt động dị thường. không có rối loạn ý thức.

3. hội chứng bất động ảo giác:

Trạng thái ức chế vận động tạm thời, xuất hiện do tác động của ảo giác, ảo tưởng hay ảo ảnh kỳ lạ. tư thế của bệnh nhân (đừng sững nằm yên, v.v…) tương ứng với hình thức và tính chất của ảo tưởng, ảo giác cũng như nội dung phản ứng cảm xúc (sợ hãi, lạ lùng, say mê, đau khỏ, v.v…)

Trạng thái này có khuynh hướng tái phát và thường không kèm theo rối loạn ý thức

4. Hội chứng bất động động kinh: Ít gặp hơn là kích động.

Xuất hiện đột ngột trong trạng thái rối loạn ý thức.

Tư thế say mê, ngơ ngẩn, mắt lờ đờ, nét mặt nghèo nàn hoặc biểu hiện nội dung tri giác, bệnh nhân không phản ứng với kích thích ngoại cảnh.

Trạng thái kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

5. Hội chứng bất động sau cảm xúc mạnh: Sau cảm xúc quá mạnh, bất ngờ, bệnh nhân hoàn toàn bất động, giữ nguyên tư thế sẵn có khi sang chấn xảy ra.

Bệnh nhân không nói được và xuất hiện nhiều rối loạn thực vật trầm trọng (ra mồ hôi, mạch nhanh, mặt tái, đi ỉa lỏng, v,v…)

Không kèm theo rối loạn ý thức. Trạng thái này kéo dài từ vài giờ đến vài ngày và đột nhiên mất đi.

b) Hội chứng bất động hysteria (giả căng trương lực):

Trạng thái bất động xuất hiện ở bệnh nhân tâm căn hay nhân cách bệnh hysteria trong thời gian tác động của sang chấn tâm thần (nhiều khi sang chấn không mạnh lắm).

Bệnh nhân từ từ ngã xuống và hoàn toàn bất động (với tính chất trẻ con, sa suát giả, trong tư thế kì dị, trước mặt nhân viên y tế)

Nét mặt mất linh hoạt thể hiện cảm xúc lo sợ, buồn rầu, nước mắt lưng tròng. Thường kèm theo không nói , nói thầm, v.v.v

BÀI 10:RỐI LOẠN SỰ CHÚ Ý

Ι. KHÁI NIỆM TÂM LÝ HỌC VỀ SỰ CHÚ Ý

− Định nghĩa: Chú ý là năng lực tập trung các quá trình vào một hay một số đối tượng hoặc hiện tượng nhất định để đối tượng hoặc hiện tượng ấy được phản ánh rõ nét nhất và toàn vẹn nhất trong ý thức.

− Cơ sở sinh lý của sự chú ý: là sự xuất hiện quá trình hưng phấn ở những hệ thống cấu trúc cơ động của bộ não tương ứng với kích thước bên ngoài (hay bên trong cơ thể) và đồng thời xuất hiện quá trình ức chế (theo luật cảm ứng âm) những vùng không cần thiết cho sự chú ý.

− Bản thân chú ý không phải là một quá trình tâm lý. Chú ý chỉ là một trạng thái tâm lý, luôn luôn đi kèm theo các quá trình tâm lý khác (chú ý nghe, chú ý nhìn, chú ý suy nghĩ, v.v…) Chú ý là một thành phần rất quan trọng trong hoạt động có ý chí. Thường chia làm 2 loại chú ý:

 + Chú ý bị động (chú ý tự nhiên, không theo ý muốn). Thí dụ: đang học quay đầu về phía người nói ở đằng sau.

 + Chú ý chủ động (chú ý có mục đích, đòi hỏi sự cố gắng). Thí dụ: đếm hồng cầu (với kính hiển vi)

 + Chú ý sau khi chủ động (có mục đích, có cố gắng lúc đầu, nhưng về sau không cần cố gắng nữa). Thí dụ: đọc sách hay, càng về sau càng ít cố gắng mà vẫn tập trung được.

− Các thuộc tính của chú ý là sự tập trung, tính ổn định (chú ý kéo dài trong một thời gian khá lâu), sức phân phối (cùng một lúc chú ý đến nhiều đối tượng), năng lực di chuyển (từ việc này chuyển sang việc khác). Chất lượng sự chú ý phụ thuộc vào sự thông hiểu ý nghĩa, mục đích làm việc, vào sự chú ý của vấn đề, vào ý chí mạnh hay yếu, vào sự rèn luyện của cá nhân, vào hoàn cảnh làm việc có thuận lợi hay không, vào trạng thái tâm thần và cơ thể…

1. Chú ý quá chuyển động:

- Chú ý chủ động bị suy yếu và chú ý bị động chiếm ưu thế. Vì vậy, bệnh nhân không thể chủ động tập trung chú ý vào một đối tượng cần thiết được (chưa xong cái này đã chuyển sang cái khác). Gặp trong trạng thái hưng cảm điển hình.

- Hiện tượng biến hình quá mức: bệnh nhân thấy hình thù và vị trí của các đối tượng xung quanh biến đổi không ngừng. Gặp trong các trạng thái loạn thần cấp có kèm theo rối loạn ý thức.

2. Chú ý trì trệ:

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 58)