VI. PHÒNG BỆNH
4. Cách điều trị và phòng các chứng bện hy sinh
a) Điều trị
Phải xác định chẩn đoán bệnh y sinh bằng cách nghiên cứu bệnh sử, nhân cách người bệnh và tiếp xúc tốt với bệnh nhân để phát hiện các yếu tố gây ra chứng bệnh y sinh.
Phải khám xét cẩn thận về mặt lâm sàng và cận lâm sàng để phân biệt chắc chắn với một bệnh thực thể.
Phải dùng các liệu pháp tâm lý thích hợp cho từng nhân cách, từng chứng bệnh và phải điều trị tâm lý tích cực, có hệ thống và kiên trì.
b) Phòng bệnh
Cán bộ y tế trực tiếp phục vụ bệnh nhân (y sĩ, bác sĩ, y tá, sinh viên) phải có những hiểu biết tối thiểu về tâm lý y học (nhân cách người bệnh, tác động của tâm thần đối với cơ thể), về thái độ xử đối xử, tiếp xúc với bệnh nhân, về tác hại của bệnh y sinh….
Không cho bệnh nhân biết những chẩn đoán sơ bộ, còn tranh luận, chưa chính xác. Phải hết sức thận trọng khi trả lời các câu hỏi của bệnh nhân về tiên lượng bệnh.
Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15
Bảo quản cẩn thận hồ sơ, bệnh án và kết quả xét nghiệm không để lọt vào tay bệnh nhân Khi hỏi bệnh và khám bệnh hết sức tránh gợi ý quá nhiều về một triệu chứng mà thấy thuốc muốn tìm thấy ở bệnh nhân.
Phải dùng thuốc đúng bệnh, không cho các thuốc trợ lực, bồi dưỡng không cần thiết, không cho thuốc bao vây, không có bệnh thì không cho thuốc.
Tuyệt đối không được giảng dạy ngay bên giượng bệnh để cho bệnh nhân nghe được những điều giảng về bệnh của mình.
Phải biết kiềm chế cảm xúc khi tiếp xúc với bệnh nhân, không để lộ ra ngoài những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo lắng, buồn rầu… có thể gây hiểu nhầm cho người bệnh.
Lúc tiếp chuyện cũng như lúc phổ biến y học cho bệnh nhân tránh nói ra những sự kiện có tác động xấu đến tâm thần bệnh nhân.
Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15