cho đến nay bệnh nguyên và bệnh sinh của tâm thần phân liệt vẫn chưa xác định rõ rang mặc dù đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu và vẫn đang tiếp tục nghiên cứu.
có rất nhiều thuyết về triết học, tâm lí, sinh hóa, vi sinh, di truyền………. nhưng vẫn chưa có giả thuyết nào thuyết phục mọi người.
có thể nói các phát hiện mới về chất có tác động đến thần kinh đều được nghiên cứu : AMP vòng trước kia và endorphin ngày nay. Nhằm tìm ra căn nguyên của bệnh nhưng chưa thấy được ánh sáng cuối đường hầm.
tuy nhiên hiện nay đa số tác giả vẫn tập chung vào thuyết nhiễm độc amin. Rất nhiều axit amin đơn được nghiên cứu, hiện nay còn đứng vững là hai amin đơn môi giới hóa học thần kinh: dopamine và serotolin. Men gì , chất gì làm rối loạn chuyển hóa các chất amin này và cơ chế nào tác động để gây ra bệnh loạn thần này.?? Người ta hi vong các môn sinh hóa não và dược lực học làm tâm thần học có triển vọng có câu trả lời.
VIII. ĐIỀU TRỊ
bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng, đòi hỏi kế hoạch điều trị toàn diện lâu dài kết hợp vớ nhiều liệu pháp.
Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15
Các thể liên tục phải điều trị trong nhiều tháng. Sau điều trị tấn công trong bệnh viện, phải tiếp tục điều trị củng cố ở nhà.
Phải kết hợp nhiều liệu pháp chủ yếu dược vào liệu pháp hóa dược và liệu pháp tái thích ứng xã họi. liệu pháp hóa dược nhằm loại trừ các triệu chứng dương tính. Liệu pháp tái thích ứng xã hội loại trừ các triệu chứng âm tính.
Hai liệu pháp nói trên đã trình bày trong các bài trước. ở đây chỉ nói tới sử dụng liệu pháp hóa dược cho bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Hiện nay nước ta aminazin là thuốc chủ lực. thuốc có nhiều tác dụng nên thanh toán được nhiều hội chứng khác nhau. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ít tác dụng, phải điều trị kêt hợp với thuốc khác hay thay thuốc khác(terfluzin, haloperidol..)
Trong hội chứng trầm cảm paranoit có thể kết hợp với thuốc hưng thần 3 vòng( melipramin, anaframit) hay sốc điện hay các muối lithi. Có khi dùng riêng norinan cũng có kết quả. Trong các hội chứng âm tính có thể dùng frenolo liều thấp hay các thuốc giải ức chế như sulpirit, leponex
Có thể dùng majeptil hay sốc điện trong hội chứng căng trương lực bất động. trường hợp lo âu nhiều có thể cho thêm sedusen hay librim. Đối với những trường hợp mạn tính, cần điều trị lâu dài, dùng an thần kinh tác dụng chậm rất thuận lợi. sốc insulin hiện hay ít dùng vì tác dụng cơ chê không rõ rang.
Tóm lại hiện nay có rất nhiều thuốc mới có tác dụng điều trị bệnh tâm thần phân liệt. nhưng chưa có khẳng định trước là thuốc nào có tác dụng tốt nhất với bệnh nhân nào.
Loại thuốc và liều lượng thích hợp phải nghiên cứu trên từng bệnh nhân cụ thể
IX.PHÒNG BỆNH
Căn nguyên của bệnh tâm thần phân liệt chưa rõ rang nên phương pháp phong bệnh tuyệt đối chưa có cơ sở chắc chắn
Tuy nhiên vẫn cần phải phòng bệnh tương đoií, chú tỏng vào các điểm sau đây:
− Rèn luyện cho trẻ em tính tập thể, biết cách thích ứng với môi trường và các điều kiện khó khan trong cuộc sống
− Theo dõi những người có yếu tố di truyền đề phát hiện và điều trị sớm
− Tiếp tục theo dõi bệnh nhân sau ra viện, điều trị củng cố và tích cực chữa các bệnh bội nhiễm tránh cho bệnh nhân mệt mỏi, lao động quá sức, đề phòng bệnh tái phát.
Bản quyền phần gõ này thuộc về YB7 09-15
Bài 25 BỆNH LOẠN THẦN HƯNG TRẦM CẢM
I_CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ BỆNH LOẠN THẦNHƯNG TRẦM CẢM HƯNG TRẦM CẢM
Cho đến nửa đầu thế kỷ 19 các trạng thái hưng cảm và trầm cảm được xem là hai bệnh riêng biệt .Việc hai trạng thái này xen kẽ nhau cùng xuất hiện trên một bệnh nhân chỉ được xem như là một sự ngẫu nhiên .
Đầu thế kỷ 19 đã có một số tác giả thống nhất hai trạng thái này vào một bệnh chung và đặt cho những tên bệnh khác nhau.
Mãi cho đến năm 1899,Kraepelin mới mô tả đầy đủ bệnh này về các mặt lâm sang và đặt cho một tên mới là loạn thần hưng trầm cảm (psychose maniac-despressive). Danh từ này được tất cả các nhà tâm thần học sử dụng từ ấy đến nay . quan trọng
,Kraepelin xem loạn thần nội sinh chủ yếu trong tâm thần học ,Kraepelin đã nêu lên những tiêu chuẩn chẩn đoán nhất định,các tiêu chuẩn này đã gây ra một số vấn đề
tranh luận, cho đến nay vẫn chưa chấm dứt. một số tác giả theo hướng mở rộng phạm vi chẩn đoán, một số theo hướng ngược lại, muốn thu hẹp phạm vi. Một số theo hướng thứ ba, muốn phủ định tính độc lập của bệnh này:
khuynh hướng chung của đa số các nhà tâm thàn học hiện nay là muốn thu hẹp bệnh này lại theo những tiêu chuẩn chặt chẽ sau đây:
1. các trạng thái hưng cảm và trầm cảm xuất hiện một cách tự phát, từng chu kì kiếm vị trí trung tâm trong bệnh cảnh, thời gian tồn tại có thể kéo dài nhưng vẫn có giới hạn rõ rệt.
2. các trạng thái bệnh lý nói trên không đưa đến dị tật tâm thần, mặc dù tái hiện nhiều lần. giữa hai chu kỳ, hoạt động làm tâm thần gần như bình thường..
3. các trạng thái hưng cảm và trầm cảm có thể xen kẽ nhau hay không xen kẽ nhau(có thể một cơn hưng cảm hay trầm cảm xuất hiện liên tiếp trong nhiều chu kỳ).
4. rối loạn khí sắc phải nổi bật lên hàng đầu, có giới hạn rõ rệt trong thời gian và không kèm theo những triệu chứng biểu hiện tổn thương thực thể hay quá trình phân liệt.
Tiêu chuẩn trên, tỷ lệ bệnh loạn thần hưng trầm cảm ở nước ta hiện nay rất thấp so với tỷ lệ của bệnh tâm thần phân liệt.