NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC THUỐC HƯỚNG THẦN THÔNG DỤNG

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 94)

THÔNG DỤNG

A. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC THUỐC AN THẦN KINH

a) Chỉ định : điều trị tất cả các trạng thái loạn thần.

Thuốc an thần kinh có rất nhiều loại, cần phải chọn loại thích hợp cho từng bệnh nhân. Thường chọn theo ba loại tác dụng : an dịu, chống loạn thần và giải ức chế. Nói chung, tất cả các thuốc đều chống loạn thần. một số có nhiều tác dụng an dịu, một số có nhiều tác dụng giải ức chế. Trong bảng dưới đây sắp xếp các thuốc thông dụng ở nước ta, thuốc càng ở hàng trên càng có tác dụng an dịu, thuốc càng ở hàng dưới càng có tác dụng giải ức chế: Tác dụng Tên thuốc Liều trung bình

An dịu (nhiều hơn) Nozinan 50 – 300 mg Resecpin 2 – 5 mg Aminazin 100 – 500 mg Đa trị Haloperidol 6 – 25 mg

Giải ức chế (nhiều hơn)

Frenolon 5 – 30 mg Majeplil 10 – 70 mg Suapirit 200 – 1800 mg

Cách sắp xếp nói trên chỉ có giá trị tương đối vì tác dụng của thuốc an thần kinh có thê thay đổi theo liều lượng. ví dụ: Frenolon liều thấp thì giải ức chế nhưng liều cao lại có tác dụng an dịu.

Trong thực tế lâm sàng nhiều khi phải điều trị thử và thăm dò nhiều loại an thần kinh mới xác định được loại nào thích hợp với bệnh nhân nào.

Hiện nay, trên thế giới, aminazin vẫn là thuốc cơ bản được dùng nhiều nhất và dùng các thuốc khác là dựa vào lợi thế của từng loại, thí dụ:

• Haloperidol có tác dụng tốt trong trường hợp có nhiều hoang tưởng ảo giác hay kích động lú lẫn.

• Nozinan trong trường hợp có hội chứng trầm cảm và xung động tự sát

• Majeptil, sunpirit trong trường hợp lầm II, căng trương lực.

b) Chống chỉđịnh :

• Các bệnh cơ thể nặng, nhiễm khuẩn nặng

• Các bệnh thần kinh như: xơ rải rác, nhược cơ, Parkinson

• Bệnh glocom

• Hôn mê do ngộ độc

• Resecpin không dùng kết hợp với IMAO và sốc điện

c) Liềulượng:

Hiện nay thường dùng liều trung bình

Liều lượng được xác định theo hai tiêu chuẩn : sự thuyên giảm các triệu chứng, trạng thái ngấm thuốc.

Do vậy, khi bắt đầu có hội chứng ngấm thuốc (giống Parkinson) thì dừng liều rồi hạ dần xuống cho đến khi triệu chứng vẫn thuyên giảm mà không còn hội chứng giống Parkinson là đạt được liều thích hợp cho từng bệnh nhân.

Trong các trường hợp cấp hoặc bệnh nhân không chịu uống thuốc thì dùng đường tiêm, thường là tiêm bắp.

Điều trị lâu dài nên cho uống. nếu liều thấp có thể cho uống cả liều một lần buổi tối. nếu liều cao cho uống 2/3 buổi tối, 1/3 buổi sáng.

Bệnh nhân tâm thần thường giấu thuốc, vì vậy phải kiemer tra chặt chẽ bảo đảm bệnh nhân thật sự đã uống thuốc

e) Theodõivàđiềutrịbiếnchứng:

Thuốc an thần kinh dùng cho bệnh nhân loạn thần thường dùng kéo dài nên có thể gây nhiều biến chứng. cần phải theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện biến chứng, cắt thuốc và điều trị biến chứng.

Phải khám xét………(không biết chữ gì)………lâm sàng cẩn thận để phát hiện trường hợp chống chỉ định.

Phải theo dõi huyết áp để đề phòng hạ huyết áp trong những ngày điều trị đầu tiên hoặc do đứng dậy hay chuyển động mạnh đột ngột.

Theo dõi hội chứng giống Parkinson để cắt thuốc và điều trị (artane 8 đến 10 mg mỗi ngày) Theo dõi màu da để phát hiện viêm da dị ứng (mẩn đỏ).

Theo dõi lâm sàng(vàng da, vàng mắt) và từng chu kỳ xét nghiệm chức năng gan để phát hiện viêm gan nhiễm độc.

Theo dõi từng chu kỳ xét nghiệm huyết học để phát hiện trường hợp giảm bạch cầu, mất bạch cầu đa nhân,…

Khi ý thức bắt đầu u ám, phải theo dõi chặt chẽ để phát hiện trạng thái ngấm độc cấp có thể đưa tới hôn mê và tử vong.

B. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC THUỐC HƯNG THẦN

α) Chỉ định: điều trị tất cả các trạng thái trầm cảm nội sinh,phản ứng và tâm căn. Các thuốc hưng thần ở nước ta gồm có IMAO và các dẫn xuất 3 vòng của iminodibenzyl. Các IMAO : do ức chế hoạt động một số men (diamino-oxydaza,decacboxylaza….) nên gây ứ đọng một số chất chuyển hóa độc trong cơ thể. Các chất này khi kết hợp với một số thước hướng thần khác (imipramin,resecpin,bacbituric) và một số thức ăn, thức uống (thức ăn lên men,rượu…)sẽ gây ra nhiều tai biến nên hiện nay ít dùng, nhiều nơi không dùng nữa. Các dẫn chất 3 vòng thông dụng ở nước ta gồm có melipramin (imipramin), anafranil, amitryptylin, nhưng chủ yếu là melipramin.

Anafranil dùng cho người già và người có rối loạn tim mạch, ít gây biến chứng hơn melipramin. Cũng ít hoạt hóa lo âu hơn.

Amitryptylin tác dụng dịu hơn, giải âu lo, dùng cho các trnagj thái trầm cảm tâm căn và trầm cảm nhẹ, nhất là dùng trong điều trị ngoại trú.

Tuy nhiên, lắm lúc cũng phải thăm dò vì trong ba loại thuốc nói trên, có bệnh nhân thích hợp với loại này mà không thích hợp với loại kia.

β) Chống chỉ định: (chủ yếu của melipramin)

• Không dùng kết hợp với IMAO.

• Không dùng cho bệnh nhân có rối loạn tim mạch và hô hấp nặng.

• Không dùng cho bệnh nhân glocom.

• Không dùng cho phụ nữ có thai và người già, nhất là khi có xơ mạch não kèm theo.

χ) Liều lượng:

• Melipramin và anafranil : 50 – 200 mg mỗi ngày.

• Amitryptylin: 90 – 200 mg mỗi ngày.

δ) Cách thức cho:

Trạng thái trầm cảm nhẹ: dùng Amitryptylin trung bình bằng đường uống. Trạng thái trầm cảm vừa: dùng melipramin bằng đường uống.

Trạng thái trầm cảm nặng:

• Tiêm truyền tĩnh mạch melipramin ngày đầu 25 mg, tăng dần đến liều tối đa 100 mg mỗi ngày.

• Sau 10 ngày tiêm, chuyển sang uống (tối đa 200 mg mỗi ngày)

• Chỉ cho thuốc ban ngày,không cho lúc chiều tối để tránh gây mất ngủ.

ε) Theo dõi biến chứng:

Melipramin thường phát huy tác dụng chậm (sau 8-15 ngày), nên trong 2 tuần đầu, mặc dù melipramin tiêm tĩnh mạch có thể thay sốc điện, vẫn phải theo dõi chạt chẽ, nhất là khi bệnh nhân có ý tưởng bị tội

Trong một số trường hợp, melipramin tăng cường các trạng thái lo âu, kích động, hoang tưởng, ảo giác. Có lo âu kích động rõ rệt: không cho melipramin. Nếu cho, phải cho kết hợp với nozinan đồng thời theo dõi chặt chẽ khuynh hướng tự sát để kịp thời cắt thuốc và sốc điện.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w