Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 25 - 27)

Phương pháp thực nghiệm được dùng để kiểm tra, phát hiện một mối liên hệ nguyên nhân - kết quả, tác động của việc thay đổi một hiện tượng tâm lý nào đó hoặc hình thành một hiện tượng tâm lý mới. Thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu trong đó người nghiên cứu chủ động tạo ra một hiện tượng tâm lý dưới những điều kiện được kiểm soát chặt chẽ và cẩn thận, sau đó xác định có hay khơng có bất kỳ sự thay đổi nào xảy ra ở một hiện tượng tâm lý khác được xem như là kết quả của hiện tượng tâm lý ban đầu. Chẳng hạn, để tìm hiểu có phải khi nỗi lo lắng tăng sẽ khiến con người thích ở bên cạnh người khác hơn hay không, nhà nghiên cứu sẽ tạo ra “nỗi lo lắng” cho nhóm khách thể nghiên cứu rồi sau đó đo lường mức độ thích ở bên cạnh người khác của nhóm khách thể này như thế nào.

Trong phương pháp thực nghiệm có một vài khái niệm cần quan tâm. Khái niệm thứ nhất là biến độc lập và biến phụ thuộc. Biến độc lập là điều kiện hoặc sự kiện nào đó mà nhà nghiên cứu tạo ra để xem xét tác động của nó lên một biến số khác; biến phụ thuộc

là sự kiện hoặc hiện tượng nào đó được giả thuyết là bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện hay vận hành của biến độc lập. Quay trở lại ví dụ trên, biến độc lộ là mức độ lo lắng, biến phụ thuộc là mức độ thích ở bên cạnh mười khác. Khái niệm thứ hai đề cập đến là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm là nhóm nhận được những điều kiện hoặc sự kiện đặc biệt (biến độc lập); nhóm đối chứng là nhóm khơng được nhận điều kiện hoặc sự kiện đặc biệt như nhóm thực nhiệm. Lưu ý khi lựa chọn khách thể của cả hai nhóm thì đều cần giống nhau tất cả các yếu tố trừ yếu tố biến độc lập.

Phương pháp thực nghiệm đòi hỏi tốn nhiều thời gian và đặc biệt khó khăn trong việc xây dựng hoặc tạo ra biến số độc lập cũng như kiểm soát và loại bỏ các yếu tố gây nhiễu khác. Thực nghiệm có thể được tiến hành trong điều kiện tự nhiên hoặc trong phịng thí nghiệm tùy vào mục đích nghiên cứu. Phương pháp này thường được các nhà tâm lý học sử dựng trong những nghiên cứu của mình vì giá trị khoa học của nó.

Mỗi một phương pháp nghiên cứu đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Vì vậy, trong một nghiên cứu tâm lý, các nhà nghiên cứu luôn phối hợp nhiều phương pháp để bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc thu thập thơng tin, trong đó sẽ có phương pháp đóng vai trị chủ đạo tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng cần có sự tổ chức nghiên cứu tốt, nhà nghiên cứu hoặc người hỗ trợ nghiên cứu cần được huấn luyện kỹ càng để đảm bảo thơng tin thu được chính xác, khách quan và lưu ý đến yếu tố đạo đức khi tiến hành các nghiên cứu về tâm lý người.

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC

Trải qua quá trình phát triển lâu dài, nhưng Tâm lý học chỉ thực sự trở thành khoa học độc lập từ năm 1879. Tuy nhiên, sự non trẻ của ngành khoa học này lại tỉ lệ nghịch với những đóng góp của nó cho cuộc sống của con người.

Mọi khoa học đều quay về phục vụ cho cuộc sống thực. Tâm lý học cũng vậy. Nó đã và đang tham gia vào mọi ngõ ngách của đời sống, từ những mối quan hệ hàng ngày, công việc đến vui chơi - giải trí. Để tăng cường chất lượng các mối quan hệ người - người, con người cần có những hiểu biết đặc biệt về giao tiếp, về đời sống tình cảm. Muốn làm việc có hiệu quả, nâng cao năng lực sản xuất, người lao động phải vận dụng kiến thức trong lĩnh vực hoạt động nhận thức, nhà quản lý phải có tri thức về nhân cách. Để vui chơi không chỉ thỏa mãn nhu cầu giải trí, thư giãn mà nâng lên thành hoạt động văn hóa, hệ thống kiến thức về hoạt động, về nhận thức, về nhân cách cần được áp dụng.

Từ ý nghĩa đời thường như thế, Tâm lý học ngày nay được phát triển và phân hóa thành những chuyên ngành phục vụ cụ thể cho từng lĩnh vực gắn liền với tên gọi của chúng, như Tâm lý học nghệ thuật, Tâm lý học thể thao, Tâm lý học y học, Tâm lý học pháp lý... Trong sự phát triển đa dạng đó, có hai hướng chính là hướng chuyên sâu nghiên cứu về lý luận và hướng vận dụng thực hành. Ở nhánh nghiên cứu lý luận có các chuyên ngành như Tâm lý học thực nghiệm, Tâm lý học nhận thức, Tâm lý học phát triển, Tâm lý học đo lường, Tâm lý học nhân cách và Tâm lý học xã hội. Riêng hướng vận dụng thực hành thì có bốn lĩnh vực chính là Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học tham vấn, Tâm lý học giáo dục và trường học, Tâm lý học công nghiệp và tổ chức. Mỗi một chuyên ngành như thế đều được xây dựng từ nền tảng kiến thức cơ bản của Tâm lý học đại cương.

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu khơng đề cập đến ý nghĩa của Tâm lý học đối với chính bản thân người học. Như tất cả những ngành khoa học khác, nghiên cứu về Tâm lý học thỏa mãn được nhu cầu nhận thức của người học vì vốn đây là lĩnh vực hấp dẫn, nghiên cứu về thế giới tâm lý con người. Những hiểu biết về Tâm lý học, đặc biệt là Tâm lý học đại cương, giúp người học có cái nhìn bao qt và toàn diện về đời sống tâm lý người trên mọi phương diện ở các mức độ khác nhau mà trong đó, từng hiện tượng tâm lý được mô tả sinh động và liên kết lên nhau chặt chẽ. Với những ai có tham vọng tìm hiểu về đời sống tâm lý của người xung quanh một cách khách quan để từ đó có cách thức ứng xử, tác động thay đổi họ thì Tâm lý học có thể đáp ứng được về cơ bản. Ngồi ra,

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)