HÀNH ĐỘNG TỰ ĐỘNG HÓA

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 140 - 142)

Trong quá trình hình thành kỹ xảo, kết quả luyện tập không đồng đều lúc tiến bộ nhanh, lúc tiến bộ chậm. Kết quả luyện tập kỹ xảo không chỉ phụ thuộc vào số lần củng cố mà còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác.

+ Có loại kỹ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ nhanh, sau đó chậm dần.

+ Có những kỹ xảo khi mới bắt đầu luyện tập thì sự tiến bộ chậm, nhưng đến một giai đoạn nhất định nó lại tăng nhanh.

+ Có những trường hợp khi bắt đầu luyện tập thì sự tiến bộ tạm thời lùi lại, sau đó tăng dần.

b. Quy luật đỉnh của phương pháp luyện tập

Mỗi phương pháp luyện tập kỹ xảo chỉ đem một kết quả cao nhất đối với nó và khơng thể nâng kết quả lên cao hơn nữa. Mức kết quả cao nhất mà mỗi phương pháp luyện tập có thể đem lại được gọi là “đỉnh” của phương pháp đó.

Muốn đạt được kết quả cao hơn nữa trong luyện tập cần biết hay đổi không ngừng phương pháp luyện tập, sử dụng phương pháp có đỉnh cao hơn.

c. Quy luật tác động qua lại giũa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới

Trong quá trình hình thành kỹ xảo mới, những kỹ xảo cũ đã có người luyện tập có ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành kỹ xảo mới. Sự ảnh hưởng này có thể tốt hay xấu. Nếu ảnh hưởng tốt thì làm cho quá trình thành kỹ xảo mới nhanh hơn, dễ dàng hơn, bền vững hơn, người ta gọi đó là sự di chuyển kỹ xảo.

Có những trường hợp kỹ xảo cũ ảnh hưởng xấu đến sự hình thành kỹ xảo mới, gây cản trở, khó khăn cho sự hình thành kỹ xảo đó sẽ là sự giao thoa kỹ xảo,…

d. Quy luật dập tắt kỹ xảo

Một kỹ xảo đã được hình thành, nhưng nếu khơng được sử dụng thường xun thì sẽ bị suy yếu và có thể mất hẳn, đó là sự dập tắt kỹ xảo. Trong q trình hoạt động cần có sự ơn luyện thường xuyên để củng cố và không làm mất kỹ xảo đã có.

Khi nhắc đến việc hình thành thói quen thì một cơ chế tâm lý cũng cần đề cập ở đây đó là sự lặp lại tự động hóa tự nhiên hoặc sự tập luyện dày công, cố gắng và nỗ lực.

Việc hình thành thói quen thực hiện bằng con đường khác nhau. Một trong những con đường đó là sự lặp đi lặp lại một cách đơn giản các cử động và hành động không chủ định được nảy sinh trong các nảy sinh tâm lý nhất định của con người. Chẳng hạn, có những học sinh hay “nói leo” trong lớp, hay có em ngậm bút trong mồm khi suy ngẫm

điều gì đó - hoặc có người hay dùng những ngón tay “gõ trống” trên mặt bàn - có người hay vo tròn giấy hoặc di chuyển đồ vật từ chữ nọ sang chữ kia khi đang sốt ruột; hoặc có người có thói quen khi nói chuyện hay vung tay, chi trỏ vào người khác… Những thói quen này do lặp đi lặp lại nhiều lần những cử chỉ, hành động khơng chủ định. Có những thói quen bắt chước trong quá trình sống và dần dần trở thành sự ổn định.

Nhưng có một số thói quen được hình thành nhờ vào sự tập luyện một cách đích thực và nỗ lực:

- Do sự giáo dục của người khác có chủ đích.

Những thói quen này tốt - có lợi cho hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh. Muốn giáo dục, hình thành thói quen tốt bản thân mỗi học sinh phải đạt mục đích khi hình thành thói quen. Đó là hình thành thói quen có cơ sở khoa học, có định hướng, có mục đích.

- Do sự tự giáo dục của bản thân.

Có những hành vi văn minh, giao tiếp cổ văn hóa với mọi người, với thầy cơ… ban đầu được giáo dục bởi người khác. Tuy nhiên, đến một thời điểm, tự cá nhân nhận thức và tự giáo dục chính mình theo những chuẩn mực được nhận thức nên vai trò của yếu tố tự giáo dục nổi lên và thể hiện một cách rất đậm nét.

Tuy nhiên, dẫu chịu sự tác động bởi yếu tố nào đi nữa thì muốn làm được điều đó cần chú ý đến các điều kiện cơ bản sau:

+ Phải làm cho học sinh tin tưởng vào sự cần thiết phải có những thói quen ấy. + Tổ chức những điều kiện khách quan thúc đẩy sự hình thành thói quen.

+ Phải có sự kiểm sốt của học sinh đối với việc thực hiện nghiêm chỉnh các hành động cần phải chuyển thành thói quen.

+ Đấu tranh tích cực, kiên quyết gạt bỏ những thói quen xấu.

+ Củng cố những thói quen tốt đang được hình thành bằng những cảm xúc dương tính của học sinh qua sự khích lệ, khuyến khích… của nhà giáo.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)