VAI TRỊ CỦA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ NGƯỜ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 47 - 49)

PHÁT TRIỂN TÂM LÝ NGƯỜI

- Các đặc điểm của hoạt động: tính chủ thể, tính đối tượng, tính mục đích và hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp.

- Cấu trúc của hoạt động gồm các thành tố theo mối quan hệ ngang, dọc đa chiều: hoạt động - động cơ, hành động - mục đích, thao tác điều kiện, phương tiện nhằm tạo ra sản phẩm kép trong dòng của hoạt động. Cấu trúc hoạt động là một cấu trúc động. Có thể nhận thấy tính chất động của cấu trúc này thông qua sự tồn tại một cách độc lập của từng thành tố cũng như mối liên hệ rất mật thiết của chúng. Khi tiến hành hoạt động, về phía chủ thể bao gồm ba thành tố: hoạt động, hành động và thao tác. Nó mơ tả mặt kỹ thuật của hoạt động. Về phía khách thể thì bao gồm: động cơ, mục đích, phương tiện nó tạo nên “nội dung đối tượng” của hoạt động. Chính trong cấu trúc này, tính độc lập tương đối và sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các thành tố được thực hiện mà đặc biệt là giữa hành động và mục đích.

- Khái niệm và đặc điểm của giao tiếp: giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người thơng qua đó con người trao đổi thông tin, cảm xúc, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau mà trong đó giao tiếp xác lập và vận hành các mối quan hệ người - người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này và chủ thể khác. Giao tiếp có những đặc điểm sau: tính mục đích, tính phổ biến, sự tác động giữa chủ thể với chủ thể.

- Mối quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp: giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động vì nó cũng có những đặc điểm như hoạt động, cũng có cấu trúc vĩ mơ như hoạt động. Hoạt động và giao tiếp là hai phạm trù đồng đẳng. Hoạt động và giao tiếp có nhiều điểm khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc sống con người. Giao tiếp là điều kiện để con người hoạt động cùng nhau. Ngược lại, hoạt động là điều kiện để con người thực hiện quan hệ giao tiếp. Nói như thế nghĩa là hoạt động và giao tiếp là hai mặt không thể thiếu của đời sống của con người.

- Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, đồng thời hoạt động và giao tiếp cũng là động lực của sự hình thành và phát triển tâm lý.

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Tâm lý, ý thức có q trình nảy sinh hình thành và phát triển. Tâm lý học xem xét sự hình thành phát triển tâm lý, ý thức cả trên phương diện loài người (phát triển chủng loại) và cả trên phương diện từng người (phát triển cá thể).

Tâm lý, ý thức là một dạng phản ánh của vật chất, chúng là kết quả của sự phát triển lâu dài của vật chất. Sự phát triển này trải qua ba giai đoạn lớn:

- Từ vật chất chưa có sự sống phát triển thành vật chất có sự sống. - Từ sinh vật chưa có cảm giác phát triển thành sinh vật có cảm giác. - Từ động vật chưa có ý thức phát triển thành con người có ý thức.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)