Các khái niệm: con người, cá nhân, cá tính, chủ thể

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 146)

7.1.1.1. Con người:

Con người là khái niệm chung chỉ một giống loài động vật thuộc bậc thang cao nhất của sự tiến hóa vật chất có lao động, có ngơn ngữ và sống thành xã hội. Là thực thể tự nhiên, con người mang những đặc điểm sinh học và chịu sự chi phối của các quy luật sinh học. Là một thực thể xã hội, con người mang dấu ấn của nền văn hóa - xã hội và chịu sự chi phối của các quy luật xã hội. Hai mặt tự nhiên và xã hội trong con người hòa quyện và tương tác với nhau tạo nên sự khác biệt so với các giống lồi động vật khác. Vì thế, cũng có thể định nghĩa: con người là một thực thể sinh vật - xã hội - văn hóa.

7.1.1.2. Cá nhân:

Thuật ngữ cá nhân dùng để chỉ một con người cụ thể, hay một cá thể người - đơn vị người nhỏ nhất. Cá nhân còn mang ý nghĩa là một thành viên của xã hội, cộng đồng; đồng thời cũng dùng để phân biệt nó với các cá nhân khác và với nhóm người mà nó là thành viên. Là một cá thể người, mỗi cá nhân có những đặc điểm sinh học riêng, đặc điểm tâm lý riêng và vai trò xã hội nhất định.

7.1.1.3. Cá tính:

Thuật ngữ cá tính dùng để chỉ những đặc điểm riêng biệt, không lặp lại về mặt tâm lý và sinh lý của mỗi cá nhân, tạo nên sự khác biệt và độc đáo ở họ so với những cá nhân khác.

7.1.1.4. Chủ thể:

Thuật ngữ này dùng để chỉ một cá nhân đang thực hiện các hoạt động có mục đích, có ý thức nhằm nhận thức và cải tạo thế giới. Khái niệm chủ thể để nhấn mạnh vai trò làm chủ trong mối quan hệ với khách thể, tạo nên sự biến đổi khách thể và biến đổi chính bản thân.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)