Phân loại hoạt động

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 34 - 35)

Có thể thấy rằng hoạt động là một phạm trù phức tạp cho nên cũng có nhiều cách phân loại khác nhau. Mỗi cách phân loại đều có thể dựa trên tiêu chí khác nhau nhưng hướng đến việc chỉ rõ hoạt động được nhìn nhận một cách cụ thể ra sao. Có thể thấy các cách phân loại hoạt động sau:

* Xét theo tiêu chí phát triền cá thể:

Xét theo tiêu chí này có thể nhận thấy con người có bốn loại hoạt động cơ bản: vui chơi, học tập, lao động và hoạt động xã hội.

Cách phân chia này tuy đơn giản nhưng có thể bao trùm tất cả những gì diễn ra trong hoạt động của con người. Lẽ đương nhiên, cách phân chia này cũng bộc lộ hạn chế

là ranh giới giữa chúng khơng rõ ràng vì các hoạt động có thể chứa trong nhau, giao thoa nhau. Tuy vậy, cách phân loại này đem lại ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống và nó khá gần gũi với đời sống thực tế của con người.

* Xét theo tiêu chí sản phẩm (vật chất hay tinh thần)

Xét theo tiêu chí này, có thể chia hoạt động thành hai loại: hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận. Hoạt động thực tiễn là hoạt động hướng vào các vật thể hay quan hệ tạo ra sản phẩm vật chất là chủ yếu. Hoạt động lý luận được diễn ra với hình ảnh, biểu tượng, khái niệm tạo ra sản phẩm tinh thần.

Cách phân chia này dựa trên đặc điểm của sản phẩm nhưng một số sản phẩm lại hàm chứa cả yếu tố vật chất và tinh thần. Vì vậy, cách phân loại này cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối mà thơi.

* Xét theo tiêu chí đối tượng hoạt động

Theo tiêu chí này, người ta chia ra các loại sau: hoạt động biến đổi, hoạt động nhận thức, hoạt động định hướng giá trị và hoạt động giao lưu.

Hoạt động biến đổi là những hoạt động hướng đến thay đổi hiện thực (tự nhiên, xã hội, con người) như hoạt động lao động, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động giáo dục.

Hoạt động nhận thức là hoạt động tinh thần, phản ánh thế giới khách quan. Tuy vậy, hoạt động này chỉ dừng ở mức tìm hiểu, nhận biết thế giới hiện thực mà không phải là biến đổi hiện thực.

Hoạt động định hướng giá trị là hoạt động tinh thần nhằm xác định ý nghĩa thực tại với bản thân chủ thể tạo ra phương hướng của hoạt động.

Hoạt động giao lưu là hoạt động thiết lập mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)