Hoạt động và nhân cách

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 173)

Mọi tác động của môi trường hay giáo dục đều là những yếu tố bên ngồi, chúng sẽ khơng thể được phát huy tác dụng và trở thành hiện thực nếu con người khơng có hoạt động tiếp nhận các tác động ấy. Hoạt động là phương thức của sự tồn tại xã hội lồi người nói chung và con người nói riêng.

- Mỗi hoạt động có những yêu cầu đặc trưng, đòi hỏi con người phải có những phẩm chất tâm lý nhất định. Tham gia vào hoạt động, con người phải có những hành động, những thao tác thích hợp với đối tượng của hoạt động, phải phát triển những phẩm chất và năng lực để có thể đáp ứng với hoạt động đó. Nhân cách hình thành từ u cầu của chính hoạt động.

- Trong hoạt động diễn ra đồng thời, thống nhất hai q trình khách thể hóa và chủ thể hóa. Đó chính là diễn biến của hoạt động, thực chất là sự bộc lộ, thể hiện ý thức nhân cách và sự tiếp thu lãnh hội nội dung đối tượng hình thành nhân cách của bản thân. Như vậy, nhân cách hình thành và thể hiện, tồn tại trong hoạt động.

- Trong hoạt động, con người sáng tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần, đóng góp cho người khác, cho xã hội và cho bản thân, hình thành thái độ và khẳng định giá trị xã hội của nhân cách.

Hoạt động giữ vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Nhân cách khơng thể có được bên ngồi hoạt động, vì thế muốn hình thành nhân cách cần tổ chức các hoạt động phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và ln đổi mới để thu hút con người tham gia. Cũng cần chú ý tới hoạt động chủ đạo của trẻ ở mỗi thời kỳ nhất định, bởi ý nghĩa quyết định của hoạt động này đối với sự phát triển những cấu tạo mới trong nhân cách.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 173)