Đây là lý thuyết nhân cách với nền tảng là lý thuyết hành vi vì chú trọng mơi trường bên ngồi quy định nên hành vi và nhân cách. Tuy nhiên, lý thuyết của A.Bandura nhấn mạnh ảnh hưởng của nhận thức của con người (suy nghĩ, cảm tưởng và kỳ vọng) lên hành vi và nhân cách.
Bandura giải thích rằng, nhân cách có được là do tồn bộ những kinh nghiệm của cá nhân được tích lũy hơn là do yếu tố sinh học. Nhân cách do cá nhân ôn luyện trong mơi trường mà có, con người chắt lọc kinh nghiệm, nảy sinh hành vi mới bằng cách tổ
chức lại hành vi thông qua học tập quan sát. Các thực nghiệm của ơng cho thấy, trẻ em thường có khuynh hướng lặp lại hành vi mà nó quan sát được. Trẻ có thể “mơ phỏng” hành vi nghĩa là lưu trữ những hành vi đã quan sát được và sẽ thể hiện nó trong tình huống gần giống.
Ví dụ: Thầy giáo viên chấm điểm cao cho học sinh có vẽ hình trong bài kiểm tra, lần sau học sinh sẽ vẽ hình trong bài làm của mình; thấy một người nhường ghế cho cụ già và được mọi người xung quanh tán dương, học sinh sẽ học theo hành vi đó. Trẻ cũng có thể “nhận dạng” hành vi (chấp nhận hành vi, đồng nhất và có khả năng thể hiện thành hình thức hành vi mới lạ).
Cự thể như: khi được dạy làm bánh, trẻ có thể tự thiết kế cái bánh độc đáo và sáng tạo dựa trên sự hợp nhất nhiều mơ hình khác nhau.
Thuyết học hỏi xã hội cho rằng, con người chủ động lựa chọn mơi trường cho mình, nó cũng giải thích vì sao con người khác nhau về nhân cách, hơn nữa trong cùng một mơi trường thì con người cũng khơng giống nhau về cách thể hiện giá trị. Một liệu pháp sửa chữa hành vi được xây dựng từ học thuyết này là liệu pháp tự kiểm sốt hành vi.
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 7. NHÂN CÁCH
Nhân cách là một tổng thể thống nhất của nhiều thành phần, nhiều thuộc tính kết hợp chặt chẽ với nhau. Nói đến cấu trúc nhân cách là nói đến: các thành phần nào tạo nên nhân cách, các thành phần ấy được sắp xếp tổ chức ra sao, chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào.
Cấu trúc nhân cách là sự sắp xếp các thuộc tính, các thành phần của nhân cách thành một chỉnh thể trọn vẹn tương đối ổn định trong mối liên hệ và quan hệ nhất định.
Nhân cách là một phạm trù đa diện với nhiều quan điểm tiếp cận, vì thế có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Sau đây là một số kiểu cấu trúc nhân cách dưới góc nhìn Tâm lý học, các kiểu cấu trúc này được vận dụng nhiều trong nghiên cứu, trong giáo dục và đào tạo.
- Quan niệm coi nhân cách gồm ba lĩnh vực cơ bản: nhận thức (bao gồm cả tri thức và năng lực trí tuệ), rung cảm (xúc cảm, tình cảm và thái độ), ý chí (các phẩm chất ý chí, kỹ năng, kỹ xảo và thói quen). - Quan niệm coi nhân cách gồm bốn tiểu cấu trúc (theo K. K. Platonov): xu hướng (thế giới quan, lý tưởng, niềm tin, nhu cầu, hứng thú, tâm thế), kinh nghiệm (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen), đặc điểm các q trình phản ánh (các phẩm chất trí tuệ, phẩm chất ý chí và đặc điểm của xúc cảm, tình cảm), các thuộc tính sinh học (khí chất, giới tính, các đặc điểm bệnh lý).
- Quan niệm coi nhân cách gồm bốn thuộc tính tâm lý điển hình: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
- Những nghiên cứu về nhân cách gần đây của các tác giả Việt Nam đã đưa ra một cấu trúc nhân cách bao quát gồm bốn thành phần sau:
Xu hướng của nhân cách: hệ thống những thúc đẩy quy định tính lựa chọn của thái độ và tính tích cực của con người. Xu hướng bao gồm: hệ thống nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, niềm tin. Các thành phần này quan hệ chặt chẽ, chi phối và tác động qua lại với nhau.
Những khả năng của nhân cách: gồm hệ thống các năng lực của cá nhân đảm bảo cho hoạt động đạt kết quả.
Phong cách hành vi của nhân cách: gồm tính cách và khí chất. Những thuộc tính này quy định những đặc điểm trong hành vi và tác phong của mỗi người.