SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 50 - 52)

Ở thời kỳ này, sinh vật có khả năng phản ánh một tổ hợp kích thích (trọn vẹn một sự vật) khi tác động vào cơ thể. Tri giác xuất hiện ở động vật có xương sống. Ví dụ: Cá lao tới con mồi dựa vào tập hợp trọn vẹn các dấu hiệu (hình dáng, tập tính, màu sắc... của con mồi).

* Thời kỳ tư duy

Đặc trưng của thời kỳ này là động vật có khả năng phản ánh được mối liên hệ khá phức tạp giữa nhiều sự vật với nhau. Khả năng tư duy bằng tay xuất hiện ở vượn người nhằm giải quyết những tình huống thực tiễn. Cụ thể như, vượn người tìm ra logic của mối liên hệ hợp lý giữa chiều cao trần nhà với các cây gậy và ghế để lấy thức ăn. Tư duy bằng ngôn ngữ là loại tư duy cao nhất chỉ có ở người, là khả năng phản ánh gián tiếp, khái quát và mối quan hệ bản chất có tính quy luật của các sự vật hiện tượng. Tư duy ngôn ngữ giúp con người tách ra khỏi hoạt động trực tiếp để hình dung trước và tổ chức hoạt động đạt chất lượng cao.

Xét theo cấp độ hành vi, các hành động của người và động vật phát triển từ thấp đến cao theo ba mức độ và cũng là ba kiểu hành vi (phương thức hành vi ổn định đặc trưng của sinh vật đối với những điều kiện sống).

* Hành vi bản năng

Hành vi bản năng là hành vi mang tính di truyền có cơ chế sinh lý là những chuỗi phản xạ không điều kiện giúp sinh vật thỏa mãn những nhu cầu cơ thể.

Ví dụ: Ong xây tổ, tò vò làm tổ dự trữ thức ăn, gà ấp trứng... Bản năng là năng lực tự nhiên, nhờ đó mà các thế hệ sau khơng cần huấn luyện vẫn có thể làm được để tồn tại và phát triển.

* Hành vi kỹ xảo

Hành vi kỹ xảo là kiểu hành vi mới do cá thể tự tạo trong đời sống bằng cách luyện tập hay lặp lại nhiều lần đến độ thuần thục. Hành vi kỹ xảo giúp cho sinh vật có khả năng thích nghi mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn trong mơi trường sống ln thay đổi.

Ví dụ: Chim bồ câu đưa thư, khỉ làm xiếc, ong bay theo những đường bay theo sự huấn luyện...

* Hành vi trí tuệ

Hành vi trí tuệ là hành vi hình thành trong đời sống, đặc trưng cho động vật bậc cao có não phát triển, nhằm giải quyết những tình huống ln biến đổi trong những điều kiện mới lạ chưa có trong vốn kinh nghiệm của cá thể. Ở động vật, hành vi trí tuệ hướng vào

giải quyết những tình huống cụ thể liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu sinh học (ăn uống, tự vệ...). Hành vi trí tuệ của con người nảy sinh trong hoạt động hướng vào việc giải quyết những tình huống đa dạng, mang tính xã hội để thích ứng, cải tạo hiện thực, làm nên những giá trị vật chất, tinh thần phong phú.

Cả ba hình thức phản ánh và ba hình thức hành vi trên đều có ở người và động vật, nhưng ở người tất cả đều diễn ra với sự khác xa về chất, đó là sự phản ánh có ý thức và hành vi có ý thức.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)