Hoạt động nhận thức là hoạt động phản ánh thế giới xung quanh bằng các giác quan và não bộ. Hoạt động này gồm hai mức độ: nhận thức cảm tính (với cảm giác và tri giác), nhận thức lý tính (với tư duy và tưởng tượng) và trí nhớ được xem là bước chuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính.
- Cảm giác (khái niệm, đặc điểm và các quy luật của nó).
sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan.
+ Các đặc điểm của cảm giác: cảm giác là một quá trình tâm lý, cảm giác chỉ xuất hiện khi sự vật tác động trực tiếp vào các giác quan, cảm giác phản ánh một cách riêng lẽ từng thuộc tính bề ngồi của sự vật hiện tượng.
+ Các quy luật của cảm giác: quy luật về ngưỡng cảm giác, quy luật về sự thích ứng của cảm giác, quy luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác khác nhau, quy luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác cùng loại (tương phản).
- Tri giác (khái niệm, đặc điểm và các quy luật của nó).
+ Tri giác là q trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan.
+ Các đặc điểm của tri giác: tri giác là một quá trình tâm lý, tri giác chỉ xuất hiện khi sự vật tác động trực tiếp vào các giác quan, tri giác phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngồi của sự vật hiện tượng, tri giác có thể gọi tên đối tượng và độ chính xác trong phản ánh cao hơn cảm giác.
+ Các quy luật của tri giác: quy luật về tính đối tượng của tri giác, quy luật về tính lựa chọn của tri giác, quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác, quy luật về tính ổn định của tri giác, quy luật về tính ảo ảnh của tri giác, quy luật về tính tổng giác của tri giác.
- Trí nhớ (khái niệm, đặc điểm và các q trình cơ bản của nó):
+ Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã trải qua của con người dưới hình thức biểu tượng.
+ Đối tượng của trí nhớ rất đa dạng và sản phẩm của trí nhớ là biểu tượng. Biểu tượng có tính trực quan và khái qt.
+ Các quá trình cơ bản của trí nhớ: quá trình ghi nhớ, quá trình tái hiện và quên. Ghi nhớ là quá trình ghi lại và giữ lại (lưu trữ) trong não con người những hình ảnh của sự vật, hiện tượng trong quá trình tri giác. Ghi nhớ gồm ghi nhớ khơng chủ định (khơng có mục đích từ trước) và ghi nhớ có chủ định (có mục đích từ trước, có sự nỗ lực khi ghi nhớ). Sự tái hiện là một q trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ. Sự tái hiện bao gồm sự nhận lại và nhớ lại. Trong tái hiện bao gồm sự nhận lại và sự nhớ lại. Nhận lại là quá trình làm nảy sinh ở trong não những hình ảnh của sự vật, hiện tượng đã được con người tri giác trước kia, giờ đây lại được xuất hiện một lần nữa. Nhớ lại là quá trình làm xuất hiện lại trong não những hình ảnh của sự vật và hiện tượng con người đã tri giác trước đây, mà hiện tại sự vật, hiện tượng đó khơng cịn trực tiếp tác động vào
các giác quan và não nữa. Nhớ lại bao gồm hồi tưởng và hồi ức. Quên là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết.
- Tư duy (khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn của quá trình tư duy và các thao tác tư duy).
+ Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng khách quan mà trước đó ta chưa biết.
+ Tư duy có các đặc điểm sau: tính có vấn đề của tư duy, tính gián tiếp của tư duy, tính khái qt của tư duy, tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính, tư duy có quan hệ mật thiết với ngơn ngữ.
+ Q trình tư duy gồm có các giai đoạn sau: xác định vấn đề và biểu đạt thành nhiệm vụ tư duy, huy động các tri thức, sàng lọc các tư tưởng, kiểm tra giả thuyết, giải quyết vấn đề.
+ Các thao tác tư duy: phân tích - tổng hợp (phân tích là tách một cái “toàn thể” thành các yếu tố, các thành phần cấu tạo nên nó, tổng hợp là thao tác trong đó chủ thể đưa những thuộc tính, thành phần đã được phân tích thành một chỉnh thể), so sánh (so sánh là thao tác trí tuệ xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng), trừu tượng hóa - khái quát hóa (trừu tượng hóa là gạt bỏ những thuộc tính những bộ phận, những quan hệ không cần thiết về một phương diện nào đó và chỉ lại những yếu tố cần thiết để tư duy, khái quát hóa là thao tác chủ thể tìm ra một thuộc tính chung cho nhiều hiện tượng hay sự vật), cụ thể hóa (cụ thể hóa là thao tác chủ thể chuyển từ trừu tượng hóa và khái quát hóa về với hiện tượng cụ thể).
- Tưởng tượng (khái niệm, đặc điểm, cách thức sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng).
+ Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cánh xây dựng những hình ảnh mới dựa trên cơ sở những biểu tượng đã có.
+ Tưởng tượng có các đặc điểm sau: tưởng tượng nảy sinh trong hồn cảnh có vấn đề (tính có vấn đề của tưởng tượng mang tính bất định nhiều hơn tính có vấn đề của tư duy), ngôn ngữ là điều kiện cần thiết cho tưởng tượng, tưởng tượng phản ánh gián tiếp - khái quát, tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính.
lượng của sự vật hay các thành phần của sự vật, nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật, chắp ghép, liên hợp, điển hình hóa, loại suy.
- Chú ý (khái niệm, các loại chú ý, các thuộc tính cơ bản của chú ý)
+ Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật, hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh - tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.
+ Có ba loại chú ý: chú ý khơng chủ định, chú ý có chủ định hay chú ý sau chủ định. + Các thuộc tính cơ bản của chú ý: sức tập trung chú ý, tính bền vững của chú ý, sự phân phối chú ý, sự di chuyển chú ý.
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Nào, bây giờ hãy nhớ lại những sự kiện quan trọng từng xảy ra trong cuộc đời bạn. Nghe tin đậu đại học? Lần đầu tiên đón nhận nụ hơn từ người yêu đầu tiên? Nhận một món quà sinh nhật như mong muốn? Chia tay người thân để đi học xa? Tất cả những sự kiện trên, ngoài việc bạn nhận thức chúng diễn ra như thế nào thì chúng ln đi kèm theo những xúc cảm như sung sướng, mừng rỡ, hồi hộp, xao xuyến, bất ngờ, buồn bã, lo lắng. Bên cạnh hoạt động nhận thức, con người cịn có một đời sống tình cảm với những cung bậc khác nhau. Chính thế giới xúc cảm tạo nên màu sắc phong phú cho cuộc sống con người. Dưới góc độ khoa học tâm lý, những xúc cảm, tình cảm này được hiểu như thế nào? Nó diễn ra ngẫu nhiên hay theo những quy luật nhất định? Ảnh hưởng đến các khía cạnh khác trong đời sống con người ra sao? Có chăng sự đối lập hồn tồn giữa “khối óc” và “con tim” như nghĩa thông thường vẫn hiểu? Việc làm sáng tỏ đời sống tình cảm mang đến những hiểu biết thú vị về một khía cạnh khác trong thế giới tâm lý vốn dĩ phức tạp của con người.