PHẦN TĨM TẮT

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 125 - 130)

Những sự vật hiện, hiện tượng thỏa mãn nhu cầu của con người thì mang đến những xúc cảm, tình cảm dương tính, ngược lại sẽ khiến nảy sinh những xúc cảm, tình cảm âm tính.

- Xúc cảm là những rung động của con người đối với từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ có liên quan đến nhu cầu, động cơ của người đó trong những tình huống nhất định.

- Tình cảm là những rung động biểu thị thái độ của con người đối với một loạt sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của chủ thể.

- Xúc cảm và tình cảm khác nhau trên các khía cạnh: sự tồn tại, mức độ ổn định, tiến trình phát triển, chức năng và cơ sở sinh lý.

- Một xúc cảm, tình cảm được biểu hiện trên ba phương diện: sinh lý; hành vi, cử chỉ, điệu bộ; và nhận thức.

- Đời sống tình cảm của con người rất đa dạng và phong phú, phức tạp. Dựa vào cường độ, sự tham gia của ý thức, tính ổn định và đối tượng phản ánh mà đời sống tình cảm được phân chia thành các mức độ sau: Màu sắc xúc cảm của cảm giác, xúc cảm (có hai dạng đặc biệt là xúc động và tâm trạng) và tình cảm.

- Tình cảm có những đặc điểm cơ bản sau: tính nhận thức, tính chân thật, tính xã hội, tính khái quát, tính ổn định và tính đối cực.

trong cuộc sống hàng ngày. Những quy luật của tình cảm bao gồm: quy luật thích ứng, quy luật di chuyển, quy luật lây lan, quy luật cảm ứng, quy luật pha trộn và quy luật hình thành tình cảm. Sự hiểu biết các quy luật này giúp con người kiểm soát và điều chỉnh được xúc cảm, tình cảm của bản thân cũng như của người xung quanh.

- Đời sống tình cảm khơng chỉ giúp bảo vệ con người khỏi những nguy hiểm mà còn mang đến cho con người những hiểu biết về bản thân mình rõ hơn, từ đó phát triển nhân cách theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt, xúc cảm, tình cảm được xem như động lực, động cơ quan trọng chi phối toàn bộ đời sống con người trong các lĩnh vực nhận thức và hoạt động thực tiễn.

- Nhận thức và đời sống tình cảm là hai mặt khác nhau trong tâm lý người nhưng nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhận thức làm nền tảng cho xúc cảm, tình cảm của con người. Ngược lại, xúc cảm, tình cảm lại ảnh hưởng, chi phối nhận thức. Ở khía cạnh nào thì mối quan hệ này cũng mang hai mặt là tích cực hoặc tiêu cực. Con người cần biết cân bằng giữa nhận thúc và đời sống tình cảm để cuộc sống có ý nghĩa và hài hịa.

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Trong cuộc sống của con người, bên cạnh nhận thức và tình cảm thì ý chí đóng một vai trị quan trọng. Khi con người tồn tại trong cuộc sống, củng với những thách thức thì ý chí xuất hiện và trở thành điều kiện rất quan trọng để giúp con người phát triển. Trong đời sống tâm lý ý chí tồn tại như một hiện tượng tâm lý hết sức đặc biệt giúp con người tạo nên những sức mạnh tâm lý để có thể giải quyết nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, ở một góc độ khác thì có cá nhân có những biểu hiện ý chí thật mãnh liệt cũng như có những cá nhân khá hạn chế trong khi giải quyết những vấn đề liên quan đến nghị lực - ý chí. Chính vì thế, ý chí là một trong những vấn đề tâm lý của cá nhân hết sức độc đáo. 6.1. Ý CHÍ 6.2. HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ 6.3. HÀNH ĐỘNG TỰ ĐỘNG HÓA Created by AM Word2CHM Chương 6. Ý CHÍ

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 6. Ý CHÍ

6.1.1. Định nghĩa

Hiểu một cách đơn giản trong cuộc sống thì ý chí là khả năng vượt khó, là sức mạnh của sự nỗ lực ở con người.

Theo nghĩa thơng thường, ý chí được dùng tương đồng với những từ như: có chí, nghị lực, vượt khó...

Ở một cái nhìn bao qt, ý chí là khả năng giúp con người hồn thành những hành vi đã định nhằm đạt được mục đích đề ra, đó chính là khả năng điều hịa và điều khiển có ý thức hành vi của bản thân mình. Theo quan niệm này, ý chí là một khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người và khi đứng trước những hoàn cảnh hay những điều kiện thì khả năng này sẽ được bộc lộ để hỗ trợ con người giải quyết những vấn đề nhất định.

Ở một góc độ khác, ý chí chính là sự tập trung cao độ của tinh thần cho phép con người ức chế những yếu tố không liên quan hay không ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vấn đề nhằm đạt được một mục đích nào đó. Trên cơ sở đó, tất cả những yếu tố thuộc về sức mạnh tinh thần sẽ hỗ trợ con người để hướng đến mục tiêu đã định để giải quyết vấn đề đang đặt ra hay nhiệm vụ đang thách thức. Trong những trường hợp thế này, ý chí sẽ đẩy con người hướng đến một trạng thái tập trung cao độ và định hướng khá sâu sắc vượt qua tất cả những khó khăn, những áp lực hay những thử thách để hoàn thành nhiệm vụ.

Những quan niệm trên cho thấy có thể hiểu ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, địi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn bên ngồi và bên trong.

Khi nhìn nhận về ý chí, có thể nhận thấy trong ý chí của con người có sự tham gia một cách sâu sắc của nhận thức và tình cảm. Trước hết, sự tham gia của nhận thức giúp con người nhận thấy đây là một vấn đề rất quan trọng, một nhiệm vụ rất có ích, một trách nhiệm phải hồn thành. Đó chính là một mục đích đã được nhận thức một cách khá rõ ràng, cụ thể và chi tiết. Mục đích ấy trở thành một nhiệm vụ được định hướng kèm theo một khát khao mạnh mẽ và mãnh liệt phải đạt được nó, phải thực hiện được một cách hiệu quả. Để thực hiện mục đích đã xác định con người phải huy động sức mạnh đích thực về mặt tinh thần và trong trạng thái ý chí, con người ln có sự tập trung cao độ của trí tuệ. Trong lúc đó, từ khi con người nhận thức một cách sâu sắc về mục tiêu,

6.1. Ý CHÍ

quan tâm đến khả năng thực hiện và điều kiện của chính mình cũng như hồn cảnh xung quanh; kế đến con người sẽ thực sự chú trọng đến phương cách để giải quyết vấn đề nhằm đạt được mục đích nên con người ln huy động một cách tối đa ý thức của mình. Ở đây, ý chí được xem như sự năng động của ý thức và ý thức tham gia một cách hữu hiệu cũng như đóng góp một cách sâu sắc trong quá trình tạo nên sức mạnh đích thực của ý chí.

Ý chí được xem như một hiện tượng tâm lý và ý chí cũng phản ánh hiện thực khách quan một cách khá đầy đủ và sắc nét để xác định mục đích của hành động. Mục đích ấy khơng có sẵn mà là mục đích được con người nhận thức một cách tự giác, chủ động. Mục đích tồn tại là do nhận thức của con người trong sự tương tác với hiện thực khách quan cũng như mục đích do các điều kiện từ hiện thực khách quan quy định. Ở đây, cần nhấn mạnh về điểm hội tụ giữa nhận thức và tình cảm vì khi con người nhận thức được mục đích cần thực hiện, con người sẽ tập trung tình cảm vào mục đích ấy mới có thể huy động được sức mạnh. Khơng chỉ là nhận thức mạnh mẽ và sâu sắc về mục đích nhưng chính con người phải cảm nhận mình rất mong muốn đạt được mục đích ấy, mình thực sự khát khao, mình thực sự mong chờ và sẽ hối tiếc nếu mình khơng nỗ lực, ý chí sẽ dần xuất hiện. Chính sự tương tác và gắn bó hết sức mật thiết giữa tình cảm và nhận thức đã làm cho ý chí trở nên mạnh mẽ.

Ý chí tồn tại cịn được xem xét như hình thức tâm lý điều chỉnh hành vi của con người một cách tích cực. Điều dễ dàng nhận thấy ở đây là ý chí tồn tại như một động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn để hướng đến mục đích đã được xác định. Q trình vượt qua khó khăn này khơng hề đơn giản vì nó địi hỏi con người phải hết lịng và hết sức để có thể hướng đến mục tiêu bằng mọi nỗ lực. Ở đây, có lúc con người phải khắc phục những nhu cầu cá nhân hay những nỗi sợ của cá nhân. Nổi bật lên trong đó là khả năng ức chế nhu cầu của con người, khả năng kìm hãm những địi hỏi tạm thời để hướng đến một mục tiêu đã được khát khao. Ở đây, cũng cần nhấn mạnh rằng ý chí được xem như là một khả năng kiểm soát, điều chỉnh hành vi một cách có ý thức nảy sinh trong hoạt động của con người. Đó chính là một đặc trưng rất “người” ở con người vì nếu như con vật thích ứng một cách bị động hoặc chỉ có những hành động nỗ lực một cách giản đơn trong những tình huống nhất định thì con người ln có sự nỗ lực rất hết lịng và hết sức. Chính sự địi hỏi của cuộc sống cùng với những khát khao chiến thắng và chinh phục thiên nhiên, cuộc sống đã thơi thúc ý chí của con người hiện hữu. Ý chí của con người cũng mang màu sắc khác nhau ở mỗi cá nhân cho nên nó cũng được xem như một năng lực. Điều này có nghĩa là một số cá nhân có khả năng ý chí rất cao và một số

cá nhân thì cịn hạn chế trong khả năng ý chí. Ngay cả khi xét ý chí trong điều kiện xã hội khác nhau thì ý chí con người cũng được hình thành và biến đổi tùy theo những điều kiện xã hội - lịch sử, tùy theo những điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Tính chất của những mục đích và những thúc đẩy đối với hành động ở con người được quyết định ở chỗ từng người tạo lập và biến đổi nhu cầu của bản thân. Nói như thế để thấy xu hướng của ý chí có thể khác nhau trong những thời đại khác nhau.

Khi xem xét về việc khắc phục những khó khăn bên ngồi và bên trong để đạt được mục đích, sẽ cảm tính nếu như không quan tâm thực sự đến điều kiện thực tế. Để vượt qua được tất cả những điều kiện thực tế, con người sẽ huy động sức mạnh tâm lý của mình để cho ý chí xuất hiện. Ở đây, mục đích hành động của con người được phản ánh trong ý chí là do những điều kiện cụ thể của hoạt động khách quan quy định. Trong khi điều khiển hành vi con người, với sự nỗ lực của bản thân chủ thể, ý chí đã thể hiện tính tích cực, đã thể hiện sự tự do tương đối của chủ thể trong việc lựa chọn các điều kiện, phương tiện, phương pháp để đạt được mục tiêu.

Khi đánh giá về sự nỗ lực của con người, không thể không quan tâm về sự nỗ lực ấy trong mối quan hệ với giá trị của mục tiêu hay là sự hợp lý và chân chính của mục tiêu. Nói khác hơn, giá trị chân chính của ý chí khơng phải ở điểm ý chí đó như thế nào (mạnh hay yếu, cao hay thấp, quyết chí hay khơng quyết chí…) mà cịn thể hiện ở chỗ nó hướng vào cái gì. Khi phân tích ý chí hướng vào cái gì, cần nhìn nhận trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với công việc - nghề nghiệp, giữa cái tôi và chúng ta, giữa mong mỏi cá nhân và đòi hỏi của cộng đồng, chuẩn mực của xã hội... Đó cũng chính là vấn đề cần chú ý khi nhìn nhận về ý chí hay nói cụ thể là phải phân biệt mức độ của ý chí và nội dung đạo đức của ý chí.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH tâm lý hỌc ĐẠi CƯƠNG (Trang 125 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)