Màu sắc xúc cảm của cảm giác là mức độ thấp nhất của đời sống tình cảm. Đó là những xúc cảm có cường độ rất yếu, chỉ tồn tại thống qua cùng với q trình cảm giác nào đó. Kích thích gây ra màu sắc xúc cảm của cảm giác là từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng đó. Chẳng hạn như, một mùi nước hoa nhè nhẹ của cô gái lướt qua gây ra xúc cảm dễ chịu, màu đỏ chói của lá cờ Tổ quốc bay phấp phới gây xúc cảm rạo rực, âm thanh từ bản nhạc rock tạo nên xúc cảm hứng thú. Tuy nhiên, màu sắc xúc cảm của cảm giác có tính chất rất cụ thể và thường khơng được chủ thể ý thức rõ rệt và đầy đủ.
5.2.2. Xúc cảm
Xúc cảm có cường độ mạnh hơn màu sắc xúc cảm của cảm giác, là thể nghiệm trực tiếp của một tình cảm nào đó. Đặc điểm chung của xúc cảm là cường độ mạnh, rõ rệt, xảy ra nhanh chóng và do những sự vật hiện tượng cụ thể gây nên, do đó, xúc cảm mang tính khái qt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác và đồng thời cũng được chủ thể ý thức rõ nét hơn. Chẳng hạn như, niềm hạnh phúc khi con cái thành đạt, tiếc nuối khi món đồ u thích bị mất đi hoặc hư hỏng. Tùy theo cường độ, tính ổn định và mức độ ỷ thức mà xúc cảm được chia thành hai loại đặc biệt là xúc động và tâm trạng.
* Xúc động
Xúc động được biết đến như là những xúc cảm có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại ngắn và trong lúc xúc động, chủ thể có thể mất đi sự kiểm sốt của ý thức.
Ví dụ: Một bất ngờ quá lớn có thể gây nên cú sốc về mặt tâm lý khiến cơ thể bị choáng hoặc ngất đi, cơn giận dữ khiến chủ thể mất kiềm chế có thể gây tổn thương đến bản thân và người khác. Chính vì mất đi kiểm soát của ý thức, hành vi trở nên không được điều khiển và không ý thức được rõ rệt hậu quả hành vi của mình, nên xúc động rất nguy hiểm cho chủ thể và người xung quanh. Do đó, việc học cách kiểm sốt những cơn xúc động là rất cần thiết trong cuộc sống.